CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Hô hấp – tiêu hóa

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 47 - 52)

1. Hô hấp – tiêu hóa

Câu 1. Phân tích đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm ? Bộ phận nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thông khí qua phổi ? Ý nghĩa của hô hấp sâu ? Giải thích vì sao người ít luyện tập khi lao động nặng nhịp hô hấp tăng nhiều so với người hay luyện tập.

Câu 3: Vì sao nói TĐK ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự TĐK ở phổi và TĐK ở phổi tạo điều kiện cho TĐK ở tế bào.

Vì sao đứa trẻ đứa trẻ mới sinh ra phải khóc ?

Câu 4: Vì sao ta có thể thở bình thường ngay cả lúc chúng ta không hề để ý đến. Câu 5. Nêu rõ quá trình TĐK ở phổi và tế bào (có sơ đồ) ? Mối quan hệ giữa hai quá trình đó.

Câu 6: Mô tả về sự khuếch tán của O2 và CO2 trong H21 – 4(tr. 70 sgk) Câu 7. Điều kiện cần thiết nào chọ sự TĐK ở phổi và TĐK ở tế bào? Câu 8: Vì sao khi ngủ không nên trùm kín ? Giải thích ?

Câu 9. Hô hấp sâu có lợi hoặc có hại gì ?

Câu 10. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có CO2 mà nhận.

Câu 11: So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ.

Câu 12: Đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan đường dẫn khí khí tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại.

Câu 13: Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng S bề mặt TĐK ? Câu 13: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.

Câu 14: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ?

Câu 15: Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

Câu 13: Dung tích sống là gì ? Quá trình luyện tập để tăng cường dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào ?

Câu 14: So sánh để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai phương pháp hô hấp nhân tạo.

Câu 15. Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hoá đạt hiệu quả.

Câu 16. Liên hệ: Em đã thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá như thế nào? Câu 17. Tại sao những người lái xe đường dài hay bị đau dạ dày ?

Câu 18. Tại sao không nên ăn quá no vào buổi tối ?

Câu 19. Trình bày lại các bước trong thí nghiệm xác định vai trò và điều kiện hoạt động của enzim trong nước bọt.

Câu 20. Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại ?

2. Phần TĐC - chuyển hóa

1. Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp. Hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. Nêu ý nghĩa của trao đổi chất giữa cơ thể và môi tr- ường.

2. Nêu sự khác nhau và mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào ?

3. Giải thích vai trò của sự chuyển hoá vật chất và năng lượng đối với cơ thể.

4. So sánh đồng hoá và dị hoá? Vì sao nói đồng hoá và dị hoá là 2 mặt đối lập, mâu thuẫn nhưng thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

5. So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá và đồng hoá, giữa dị hoá và bài tiết.

6. Chuyển hoá cơ bản là gì ? Vì sao nhu cầu năng lượng cho cơ thể luôn cao hơn chuyển hoá cơ bản ?

7. Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết trong sự TĐC giữa cơ thể và môi trường.

8. Thế nào là đồng hoá, dị hoá, mối quan hệ giữa chúng ?

9. Giải thích vì sao thực chất quá trình TĐC là chuyển hoá vật chất và năng lượng ?

10. Phân biệt đồng hoá và tiêu hoá; giữa dị hoá và bài tiết ?

11. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể – khẩu phần – Nguyên tắc lập khẩu phần

12. Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ? 13. Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hoá và dị hoá.

14. Giải thích câu nói: “ Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” 15. Vì sao cần phải bổ sung chất sắt cho bà mẹ khi mang thai ?

Ngày soạn: / / 2021 Ngày dạy: / / 2021

Tiết 34, 35, 36, 37, 38, 39:

Chuyên đề 7: BÀI TIẾT - KIỂM TRA VIẾT 60 PHÚT A. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Thông qua bài kiểm tra GV đánh giá được:

+ Kết quả học tập của HS về kiến thức trong các chuyên đề: hô hấp, tiêu hoá, trao đổi chất và năng lượng.

+ Rèn luyện ý thức tự giác trung thực trong kiểm tra.

+ GV rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS, cách dạy của GV. - Khái niệm bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

- Quá trình bài tiết nước tiểu.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức giải bài tập sinh học, giải thích hiện tượng thực tế,

phòng chống bệnh tật; kĩ năng trình bày bài kiểm tra.

B. Tài liệu tham khảo

- Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8.

- Sinh học nâng cao THCS Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân. - Tài liệu sinh học 8 - Nguyễn Quang Vinh.

C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.I. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài tiết

- Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động chuyển hoá chất của tế bào tạo ra cùng với một số chất đưa vào cơ thể quá liều lượng.

- Bài tiết được thực hiện qua da, thận, phổi. - Bài tiết có 2 tác dụng.

+Giữ cho môi trường trong của cơ thể được ổn định. +Giúp cơ thể không bị nhiễm độc.

- Cơ quan bài tiết nước tiểu là quan trọng nhất vì 90% các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ C02) được cơ quan này thải ra ngoài.

2. Các đặc điểm cấu tạo của thận và đường dẫn nước tiểu phù hợp với chứcnăng bài tiết nước tiểu năng bài tiết nước tiểu

* Đặc điểm cấu tạo của thận phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu.

- Thận cấu tạo từ các đơn vị chức năng. Đơn vị chắc năng là nơi xảy ra quá trình chọn lọc chất bã từ máu để tạo nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng thận có một mạng lưới mao mạch mang chất bã đến.

- Số lượng đơn vị thận rất nhiều (có khoảng 1 triệu đơn vị ở mỗi quả thận) giúp thận có thể lọc nhiều chất bã từ máu.

- Thận có bể thận là nơi tập trung nước tiểu tạo ra từ các đơn vị chức năng của thận.

* Đặc điểm cấu tạo của đường dẫn tiểu phù hợp với chắc năng bài tiết nước tiểu: - Ống dẫn tiểu: Cấu tạo ống rỗng để dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái. - Bóng đái: Có thành cơ có khả năng co rút để đẩy nước tiểu xuống ống đái.

- Ống đái: Có cơ trơn và cơ vân có khả năng co giãn để đào thải nước tiểu khi cần thiết.

Bóng đái và cơ thắt ống đái có mạng thần kinh phân bố có thể tạo cảm giác buồn tiểu tiện khi lượng nước tiểu trong bóng đái nhiều và gây phản xạ bài xuất nước tiểu.

3. Bài tiết nước tiểu

3.1. Các giai đoạn trong sự tạo thành nước tiểu.

a) Lọc máu tạo nước tiểu đầu.

- Quá trình lọc máu xảy ra ở vách các mao mạch của cầu thận, vách mao mạch chính là màng lọc với các lỗ rất nhỏ từ 30-40 A0, các tế bào máu protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu. Còn nước, muối khoáng, đường Glucozơ, một ít chất béo, các chất thải chất tiết do các tế bào sinh ra như urê, axituric, qua các lỗ nhỏ ở vách mao mạch và nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. Như vậy nước tiểu đầu có thành phần gần giióng huyết tương (chỉ không có protein) quá trình này xảy ra được do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Giai đoạn này tuân theo định lụât khuất tán.

b) Tái hấp thu các chất (hấp thụ lại)

Quá trình này xảy ra ở ống thận, đại bộ phận nước, các chất dinh dưỡng (toàn bộ lượng đường Glucozơ), các ion cần thiết như Na+, Cl- từ trong ống thận thấm qua ống thận vào máu.

Quá trình tái hấp thụ ngược với Garđien nồng độ nên phái sử dụng năng lượng ATP và nhờ có vật tải, các chất mang.

c) Bài tiết tiếp:

- Các chất được bài tiết tiếp là Urê, axituric, các chất thuốc các ion thừa như H+, K+ …

- Nơi bài tiết xảy ra ở đoạn sau của ống thận. - Quá trình này cũng cần năng lượng ATP.

Kết quả nước tiểu chính thức được hình thành ở ống góp và theo các ống góp đổ vào bể thận và theo ống nước tiểu đổ vào bóng đái.

? So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức do thận tiết ra ?

3.2. Urê và axitric được bài tiết như thế nào?

Urê có công thức hoá học là CO (NH2)2 Ure là sản phẩm phụ của quá trình dị hoá axit amin trong cơ thể. Vì vậy nồng độ của nó trong huyết tương phản ánh lượng protêin trong khẩu phần ăn. Urê đi vào ống thận nhờ quá trình lọc ở cầu thận và được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

Axit uric có công thức hoá học rút gọn là C5H4N403 . axit là sản phẩm chuyển hoá các góc bazơ nitơ trong axit nuclêic. Hầu hết axit uric có trong nước tiểu đầu đều được tái hấp thụ theo cơ chế vận chuyển chủ động ở ống lượng gần để trở về máu trong mao mạch quanh ống thận. Chỉ một lượng nhỏ được bài tiết theo nước tiểu ra ngoài.

Axit uric là chất khó tan và lại kết tủa khi ở nồng độ cao người bệnh gút là do các tinh thể axituric bị kết tủa kết lắng ở các khớp và các mô khác gây viêm và rất đau. Để xử lý bệnh này người ta dùng thuốc ức chế quá trình tái hấp thụ axit uric ở ống thận để bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Bệnh gút do khẩu phần ăn quá nhiều protêin.

4. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng: Bảo vệ, điều hoàthận nhiệt và bài tiết. - Cấu tạo và chức năng của da. thận nhiệt và bài tiết. - Cấu tạo và chức năng của da.

4.1.Hoạt động của mạch máu da thực hiện bảo vệ cơ thể.

- Các tế bào bạch cầu trong mạch máu có chức năng bảo vệ cơ thể nhờ khả năng thực bào và tạo kháng thể.

- Khi da bị nhiểm trùng, các mạch máu của da dãn ra. Lượng máu di chuyển qua da nhiều hơn mang nhiều tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt vi khuẩn.

4.2. Hoạt động của mạch máu da điều hoà thân nhiệt.

- Khi trời nóng, các mạch máu da dãn ra, máu lưu thông qua mạch nhiều hơn, mang nước và các chất để các tuyến mồ hôi của da tổng hợp nhiều mô hôi chứa nước bài tiết ra môi trường, nước được thải ra ngoài sẽ mạng một phần nhiệt cơ thể toả ra môi trường giúp cơ thể chống nóng.

- Ngược lại khi trời lạnh, các mạch máu da co lại để làm giảm lượng nước qua da, hạn chế bài tiết nước qua mồ hôi ra ngoài để giữ nhiệt cho cơ thể chống lạnh.

4.3. Hoạt động của mạch máu da để bài tiết cho cơ thể.

- Mạch máu mang chất bã đến tuyến mồ hôi để tạo mồ hôi bài tiết qua da. - Ngoài ra các tuyến nhờn từ những chất trong máu để bài tiết ra bề mặt da.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w