CÂU HỎI-BÀI TẬP.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 36 - 39)

a. Câu hỏi - bài tập: Vận dụng hiểu biết.

1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cơ quan tiêu hoá phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.

2. Quá trình tiêu hoá gồm những hđ nào ? Mối quan hệ giữa chúng. 3. Trình bày rõ quá trình biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá.

3.1. Sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng:

Gồm: các hđ tiết nước bọt, nhai, trộn thức ăn, hđ của enzim amilaza tạo thành viên …có 2 biến đổi cơ bản:

+ Biến đổi lí học (chủ yếu): thức ăn được nhai trộn với nước bọt tạo thành viên (mềm, nhuyễn) nhờ phản xạ nuốt, thức ăn xuống thực quản.

+ Biến đổi hoá học (thứ yếu):

T0 = 37 0 C, pH = 7,2

Tinh bột chín Đường đôi (cơ thể chưa hấp thụ được)

enzim amilaza 3.2: Biến đổi thức ăn trong dạ dày.

+ Biến đổi lí học (chủ yếu): Nhờ các cơ khoẻ ở dạ dày, thức ăn được nghiền bóp, xáo trộn, thấm đều dịch vị do tuyến vị tiết ra để hoà loãng thức ăn.

+ Biến đổi hoá học (thứ yếu): Enzim Pépin

Prôtêin Prôtêin chuỗi ngắn (Chuỗi dài gồm nhiều axi amin)

Còn các thức ăn khác như Lipit …. chỉ biến đổi về mặt lí học. 3.3: Biến đổi thức ăn ở ruột non.

a. Ruột non có cấu tạo như thế nào?

- Thành ruột non có 4 lớp nhưng mỏng - Lớp cơ chỉ có cơ vòng và cơ dọc

- Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến tiết dịch ruột và chất nhày b. “Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non”

ruột non thực hiện động Biến đổi lí học - Tiết dịch

- Muối mật tách lipit thành giọt nhỏ biệt lập tạo nhũ tương hoá

-Tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột

- Thức ăn hoà loãng trộn đều dịch

- Phân nhỏ thức ăn

Biến đổi hoá học - Tinh bột, prôtêin chịu tác dụng của enzim - Lipit chịu tác dụng của dịch mật và enzim - Tuyến nớc bọt (enzim amilaza) -Enzim pepsin, Tripsin, Êrêpssin - Muối mật và enzim Lipaza

- Biến đổi thức ăn thành đường đơn cơ thể hấp thụ đ- ược - Prôtêin: Axit amin -Lipit: Glyxêrin+ axit béo

3.4: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.

a - Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ. + Ruột dài: 6 -7 m.

+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp

+ Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ. Làm tăng S 600 lần đạt tới 400-500 m2.

+ Mạng lới mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc đi tới lông ruột. b. Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vai trò của gan.

- Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu

Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết

- Đường

- Axit béo và Glyxêrin - Axit amin

- Các Vitamin tan trong nước - Các muối khoáng

- Nước

- Lipit ( các giọt nhỏ đã đợc nhũ tương hoá)

- Các Vitamin tan trong dầu (Vitamin: A, E, E, K)

- Vai trò của gan.

+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu luôn ổn định. + Khử độc

+ Tích luỹ ở gan 1 phần. b. Câu hỏi - bài tập nâng cao.

Câu 1. Làm như thế nào để khi chúng ta ăn thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được ?

- Nhai kỉ ở miệng dạ dày đỡ bị co bóp

- Thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch tiêu hoá giúp biến đổi hoá học được thực hiện dễ dàng

Câu 2: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể diễn ra như thế nào ?

- Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non nhiều và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá của ruột non nên hiệu quả tiêu hoá sẽ thấp.

D. Dặn dò

- Học bài và trả lời các câu hỏi.

- Trả lời các câu hỏi cuối bài 29, 30 sgk Sinh học 8. - Ôn tiếp phần kiến thức: Tiêu hoá.

---

Ngày soạn: / 12/ 2021 Ngày dạy: / 12/ 2021

Tiết 25, 26, 27.

Chuyên đề 5: TIÊU HOÁ (TT) A. Mục tiêu

- Tiếp tục nâng cao phần tiêu hoá ở người.

- Kể một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp và cách phòng tránh.

- Kĩ năng: Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và tính chất của enzim trong quá trình tiêu hoá qua thí nghiệm.

- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học; giải thích được trong thực tế đời sống.

B. Chuẩn bị

- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8, SGK Sinh 8,

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w