Hướng dẫn về nhà

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 61 - 63)

- Học bài và trả lời các câu hỏi. - Ôn tiếp phần kiến thức: Nội tiết.

Ngày soạn: 16/1/2021 Ngày dạy: 19/1/2021

Tiết 34, 35, 36.

Chuyên đề 12. NỘI TIẾT

A. Mục tiêu: Yêu cầu cho HS nắm được

+ Tuyến nội tiết là gì ? Phân biệt được tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

+ Đặc điểm cấu tạo và vị trí của các tuyến, chức năng của chúng đối với cơ thể. + Giải thích được một số bệnh do mất cân bằng hoạt động của tuyến nội tiết sinh ra.

+ GD HS có biện pháp bảo vệ và rèn luyện cơ thể.

+ Vận dụng làm được một số câu hỏi và bài tập liên quan.

B. Tài liệu tham khảo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8.

- Sinh học nâng cao THCS Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân. - Tài liệu sinh học 8 - Nguyễn Quang Vinh.

C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. (theo nội dung kiến thức SGK) tham khảo thêm

Đặc điểm của hệ nội tiết: ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là trao đổi chất, quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể đó là hoocmôn, thông qua đường máu chậm nhưng kéo dài và diện rộng.

1. Khái niệm, phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

* Tuyến nội tiết: là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của nó gọi là hoocmôn ngấm trực tiết vào máu rồi theo máu đến các cơ quan gây tác dụng.

- Có tác dụng điều hoà các quá trình TĐC và chuyển hoá.

+ VD: Tuyến giáp tiết hooc môn tirôxin ngấm vào máu kích thích làm tăng quá trình TĐC và làm tăng chuyển hoá trong tế bào.

* Tuyến ngoại tiết: Là những tuyến có ống dẫn dẫn chất tiết đến các cơ quan mà không ngấm thẳng vào máu.

- Có tác dụng trong các quá trình dinh dưỡng (các tuyến tiêu hoá …), thải bã (tuyến mồ hôi), sát trùng (tuyến ráy tai …)

+ VD: Tuyến nước bọt chứa enzim amilaza theo ống dẫn vào trong khoang miệng …

2. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

* Giống: - Đều được cấu tạo từ những tế bào bài tiết.

- Đều tiết các hooc môn ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cơ thể … * Khác nhau:

Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết

-Không có ống dẫn chất tiết ngấm trực tiếp vào máu và theo máu đến các cơ quan.

- Có tác dụng điều hoà các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá.

- Có ống dẫn, chất tiết không ngấm thẳng vào máu mà theo ống dẫn đến các cơ quan.

- Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng, tiêu hoá, thải bả …

3. Một số tuyến nội tiết chính.

* Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận …

* Tuyến ngoại tiết chính: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột, tuyến mồ hôi …

* Nắm được một số tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết …

4. Cấu tạo, chức năng của các tuyến nội tiết (ND SGK)

- GV cho HS nắm chắc cấu tạo, chức năng của các tuyến chính. - Chất tiết của mỗi tuyến nội tiết là gì, tác dụng …

a. Vai trò của cá tuyến nội tiết.

- Duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.

- Điều chỉnh các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường (TĐC, TĐ nănhg lượng, sinh trưởng, phát triển …)

- Điều hoà hoạt động của các cơ quan chủ yếu bằng con đường thể dịch giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.

- Tuyến nội tiết thường có kích thước nhỏ, lượng chất tiết ra ít nhưng có hoạt tính sinh học cao, thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể.

- HĐ của các tuyến nội tiết bị rối loạn … gây cho cơ thể bị bệnh lí. b. Hooc môn: sản phẩm của tuyến nội tiết

* Đặc tính:

- Mỗi hooc môn do một tuyến nội tiết nhất định tiết ra.

- Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh lí của cơ thể.

- Hooc môn có hoạt tính sinh học cao (chỉ một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng rõ rệt)

VD: chỉ cần một lượng nhỏ ađrênalin cũng làm cho tim dập nhanh và mạnh. - Hooc môn không có tính đặc trưng cho loài.

* Tác dụng:

- Kích thích, điều khiển. VD: Hooc môn tuyến yên kích thích hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến trên thận, tuyến sinh dục.

- Điều hoà, phối hợp. VD: sự phối hợp hoạt động của glucagôn (tuyến tuỵ) với ađrênalin (tuyến trên thận và inulin (tuyến tuỵ) làm cho lượng đường trong máu ổn định.

- Đối lập: VD: Tuyến tuỵ tiết ra 2 loại hooc môn có tác dụng đối lập nhau.

VD: Inulin biến glucôzơ thành glicogen dự trữ trong gan làm giảm lượng đường trong máu (giảm đường huyết) đảm bảo cho lượng đường trong máu ổn định là 0,12g/lít… khi cơ thể nồng độ đường trong máu thấp dưới 0,12g/lít thì glucagôn biến glicôgen trong gan thành glucôzơ bổ sung lượng đường trong máu ổn định.

? Hoocmon là gì ? Giải thích các tính chất và vai trò của hoocmon (SHT Sinh

học 8 t.69).

5. Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (HS nắm ND bài 59 ở SGK)

- Nắm được điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết. - Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.

? Phân tích để chứng minh sự đối lập nhưng thống nhất với nhau trong hoạt động của các hoocmon tuyến tuỵ. (SHT Sinh học 8 t.72).

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 8 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w