Máy công cụ: ảnh hưởng của các vị trí của bộ phận trượt

Một phần của tài liệu QUY TẮC KIỂM MÁY CÔNG CỤ - PHẦN 8: RUNG ĐỘNG Test code for machine tools - Part 8: Vibrations (Trang 26 - 27)

Đối với bất kỳ kiểu cụ thể nào, các vị trí của các bộ phận trượt có thể chuyển động tịnh tiến trong khu vực gia công (và do đó là các vị trí của các phần tử kết cấu kết hợp) sẽ ảnh hưởng đến khối lượng modal cũng như độ cứng vững tĩnh. Nếu giá mang trục chính có vị trí tại đầu trên của trụ máy, điều này sẽ tạo ra một hệ động lực yếu hơn nếu nó được định vị ở vị trí thấp hơn (so sánh hai vị trí được thể hiện trên Hình 17). Một hệ động lực yếu hơn nghĩa là các tần số riêng nhỏ hơn và biên độ dịch chuyển lớn hơn. Do đó cần thiết nhất là phải ghi lại các vị trí theo chiều trục của tất cả các bộ phận trượt trước khi tiến hành bất kỳ phép kiểm rung nào.

Cần tránh các cộng hưởng chính (lớn) trong máy công cụ, nhưng điều này ít khi có thể đạt được. Tiếp đó là giảm đến mức tối thiểu giá trị độ khuyếch đại động lực tại các cộng hưởng chính này. Hai hệ số cần được ghi nhớ: tần số và độ cản rung. Các tần số cao cần nhiều năng lượng hơn để kích thích so với các tần số thấp hơn; chúng cũng tắt dần nhanh hơn rất nhiều khi bỏ kích thích. Do đó đặc tính động lực được cải thiện có thể đạt được bằng các tăng các tần số riêng, đây là biện pháp thực sự có hiệu quả trong việc làm tăng độ cứng vững tĩnh và/ hoặc giảm khối lượng modal của các bộ phận của máy. Đương nhiên là vận hành với giá dao ở vị trí thấp nhất có thể thực hiện được (như trên Hình 17).

Hình 17 - Hai hình chiếu của máy công cụ cơ bản thể hiện hai vị trí của giá mang trục chính

Hình 18 - Hai kiểu rung có thể có của máy công cụ đã được thể hiện trên Hình 17 ("1" và "2" thể hiện các vị trí của đầu dò đã nêu trong 4.6.4)

Một phần của tài liệu QUY TẮC KIỂM MÁY CÔNG CỤ - PHẦN 8: RUNG ĐỘNG Test code for machine tools - Part 8: Vibrations (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w