7. Kiểm thực tế: các ứng dụng cụ thể 1 Mất cân bằng
F.1.3.2 Bộ tác động kiểu điện từ không tiếp xúc
Để phát hiện ảnh hưởng của chuyển động quay của trục chính đối với độ mềm dẻo động lực của ổ trục chính, sử dụng các bộ tác động kiểu điện từ không tiếp xúc. Hình F.3 thể hiện nguyên lý này. Từ thông của một nam châm điện hình chữ U thực sự khép kín bởi phần tử quay. Để tránh các tổn hao do dòng điện xoáy trong chi tiết quay, có thể sử dụng các chi tiết giả (mô hình) được ghép bởi các lá mỏng. Hai cuộn dây riêng biệt, chúng được cấp dòng một chiều và dòng xoay chiều, sinh ra từ trường trong khe hở không khí. Bằng cách này, cả lực động và lực tĩnh có thể tác dụng vào trục chính trong khi nó đang quay. Từ thông có thể được đo bằng các cảm biến theo hiệu ứng Hall được gắn vào các cực của nam châm. Do khe hở nhỏ, từ thông tỉ lệ với lực gây ra trên trục chính. Trong một số thiết bị khác, các lực kích động được đo bằng các bộ chuyển đổi điện áp hoặc dụng cụ đo biến dạng được đặt phía dưới bộ kích thích. Tuy nhiên, trong trường hợp này khối lượng rung của bản thân bộ kích thích phải được đưa vào trong tính toán khi tính toán thành phần động của lực kích thích.
Các bộ kích thích này có thể được sử dụng để tạo ra các lực thay đổi chiều khoảng 2000 N trên một dải tần số 1000 Hz, và các lực tĩnh lên đến 130 N. CHÚ DẪN: 1 Sắt non 2 Các lò xo lá 3 Núm điều chỉnh
4 Cuộn dây lõi nam châm điện 5 Hộp sắt (iron pot) 6 Khối nền (platform) 7 Đệm kín cao su a Từ thông Hình F.2 - Bộ tác động kiểu điện từ CHÚ DẪN: 1 Rôto gồm nhiều tấm lá gép 2 Cảm biến tải trọng bằng thạch anh
δ Khe hở không khí U- Nguồn điện một chiều
U∼ Nguồn điện xoay chiều
Hình F.3 - Bộ tác động kiểu điện từ không tiếp xúc F.1.3.3 Bộ tác động kiểu điện-thủy lực
Ưu điểm chính của các bộ tác động kiểu điện-thủy lực là thiết kế rất gọn của chúng, được làm đến mức có thể thực hiện được do nguồn thủy lực được tách riêng khỏi bộ tác động. Hình F.4 thể hiện một hình cắt ngang của bộ kích thích này. Dòng dầu từ nguồn thủy lực được dẫn luân phiên đến từng các mặt pittông bằng một van trợ động được kích hoạt bằng bộ phát tín hiệu.
Tải trọng tĩnh đặt trước của bộ kích thích được tác dụng lên mặt của pittông phía sau và có thể đạt tới 7000 N. Độ lớn lực động thay đổi theo độ cứng vững của kết cấu kiểm và có thể đạt các giá trị cao bằng 1500 N. Lực tổng hợp bằng sự cộng tác dụng của các thành phần lực tĩnh và động. Lực này thường được đo bằng các dụng cụ đo biến dạng. Bộ tác động loại này có thể được thiết lập cấu hình cho các phép đo tuyệt đối hoặc tương đối.
CHÚ DẪN: 1 Van trợ động 2 Bộ chuyển đổi lực 3 Pittông trụ trượt (plunger)
4 Vỏ
5 Khối lượng bổ sung 6 Tấm đế
Hình F.4 - Bộ tác động tuyệt đối kiểu điện - thủy lực
CHÚ DẪN: 1 Dụng cụ đo độ căng 2 Van trợ động 3 Dòng dầu ra pstatÁp suất tĩnh pdynÁp suất động
Hình F.5 - Bộ tác động tương đối kiểu điện - thủy lực
(nguồn: xem Tham khảo [14], Hình vẽ trong 6.25)