Hình thái loại và thể đốt sỗng lõm

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 36)

Đốt sống lõm là hình thái của đốt sống lõm đưa ra phía trước, làm ảnh hưởng đến đường cong sinh lí của hệ cột sống, biểu hiện bằng các hình thái như sau:

- Loại đơn lõm. - Loại liên lõm. - Loại lõm trên.

- Loại lõm dưới.

- Các thể thuộc loại lõm.

Hình thái lớp cơ đệm trên đốt sống lõm bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm.

Sau đây là sự phân biệt về từng loại và thể của đốt sống lõm.

5.1. Hình thái loại đơn lõm

Đơn lõm là hình thái một đốt sống bị lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường cong sinh lí của hệ cột sống. Trên đầu gai đốt sống lõm, lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:

- Loại đơn lõm sần sùi. - Loại đơn lõm răng cá.

- Loại đơn lõm nhẵn. - Loại đơn lõm gồ.

5.2. Hình hình loại liên lõm

Liên lõm là hình thái nhiều đốt sống liền nhau bị lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường cong sinh lí của hệ cột sống. Trên đầu gai đốt sống lõm, lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:

- Loại liên lõm sần sùi. - Loại liên lõm răng cá. - Loại liên lõm nhẵn.

- Loại liên lõm gờ. - Loại liên lõm hở.

5.3. Hình thái loại lõm trên

Lõm trên là hình thái phần trên của đốt sống bị lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường cong sinh lí của hệ cột sống. Trên đầu gai sống lõm trên, lớp cơ đệm bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:

- Loại lõm trên nhẵn. - Loại lõm trên hở.

5.4. Hình thái loại lõm dưới

Lõm dưới là hình thái phần dưới của đốt sống bị lõm đưa ra phía trước ảnh hưởng đến đường cong sinh lí của hệ cột sống. Trên đầu gai sống lõm dưới, lớp cơ đệm bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm, phân chia thành các loại như sau:

- Loại lõm dưới hở.

5.5. Sự phân biệt hình thái các thể thuộc loại lõm

Thể là sự phân biệt về vị trí khu trú của trọng điểm và sự phát triển lớp xơ bệnh lí ở trên đầu gai sống lõm, gồm các thể như sau:

- Thể trong hẹp, viết tắt là TH. - Thể trong rộng, viết tắt là TR. - Thể trong lớn, viết tắt là TL.

Định nghĩa về từng thể xem mục riêng

BẢNG TÓM TẮT CÁC LOẠI BỆNH LÝ

Thứ tự Tên loại Số loại Cộng Số thể Ghi chú

1 Loại Đơn Lồi 7

2 Loại Liên Lồi 7

3 Loại Lồi Trên 7

4 Loại Lồi Dưới 7 28 3

5 Loại Đơn Lôi-Lệch 16

6 Loại Liến Lòi-Lệch 16

7 Loại Lôi-Lệch Trên 16

8 Loại Lôi-Lệch Dưới 16 64 6

9 Loại Đơn Lệch 16 10 Loại Liên Lệch 16 11 Loại Lệch Trên 16 12 Loại Lệch Dưới 16 64 12 13 Loại Đơn Lõm-Lệch 15 14 Loại Liên Lõm-Lệch 15

15 Loại Lõm-Lệch Trên 15 16 Loại Lõm-Lệch Dưới 15 60 6 17 Loại Đơn Lõm 4 18 Loại Liên Lõm 5 19 Loại Lõm Trên 2 20 Loại Lõm Dưới 2 13 3 TỔNG CỘNG 229 229 30 6. Định nghĩa về thể

Thể là sự phân biệt về chiều sâu và bề rộng của vị trí khu trú của trọng điểm, cụ thể là lớp xơ bệnh lí tại đốt sống bệnh lí.

- Chiều sâu:

Lớp ngoài: lớp xơ bệnh lí bám trên đầu gai sống. Lớp giữa: lớp xơ bệnh lí bám ở phía sâu hơn đốt sống. Lớp trong: lớp xơ bệnh lí bám ở sâu phía trong đốt sống. - Bề rộng:

Hẹp là bề mặt phát triển của lớp xơ chỉ bám trên đầu gai sống. Rộng là lớp xơ bám ở đầu gai sống và lan rộng sang rãnh sống.

Lớn là lớp xơ bám ở đầu gai sống và lan rộng qua rãnh sống sang đến cơ thẳng lưng.

Tóm lại, loại và thể của các đốt sống bệnh lí chính là sự xác định vị trí của lớp xơ bệnh lí cần giải tỏa dựa vào chiều sâu và bề rộng khu trú.

Chính vì vậy, Phương pháp tác động cột sống đã căn cứ vào các loại và thể

đã giới thiệu trên đây để đề ra phương hướng điều trị và tiên lượng sau khi đã ứng dụng các nguyên tắc, các phương thức và các thủ thuật để chẩn bệnh, phù hợp với từng loại và từng thể.

6.1. Thể ngoài

Định nghĩa: Lớp xơ bệnh lí bám nông ở trên đầu gai sống bệnh lí, phân

chia thành:

- Thể ngoài hẹp, viết tắt là NH, tức là lớp xơ bệnh lí chỉ bám nông trên đầu gai sống.

- Thể ngoài rộng, viết tắt là NR, tức là lớp xơ bệnh lí bám nông trên đầu gai sống nhưng lan ra rãnh sống.

nhưng lan qua rãnh sống sang cơ thẳng lưng.

6.2. Thể giữa

Định nghĩa: lớp xơ bệnh lí bám ở giữa lớp cơ nông và lớp cơ sâu của đốt

sống bệnh lí, phân chia thành:

- Thể giữa hẹp, viết tắt là GH, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ giữa nhưng không lan xa.

- Thể giữa rộng, viết tắt là GR, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ giữa nhưng lan ra rãnh sống.

- Thể giữa lớn, viết tắt là GL, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ giữa nhưng lan qua rãnh sống sang cơ thẳng lưng.

6.3. Thể trong

Định nghĩa: lớp xơ bệnh lí bám ở rất sâu ở phía trong của đốt sống bệnh lí,

phân chia thành:

- Thể trong hẹp, viết tắt là TH, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng không lan xa.

- Thể trong rộng, viết tắt là TR, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng lan ra rãnh sống.

- Thể trong lớn, viết tắt là TL, tức là lớp xơ bệnh lí bám ở lớp cơ sâu nhưng lan qua rãnh sống sang cơ thẳng lưng.

6.4. Các thể liên

Định nghĩa: Lớp xơ bệnh lí bám ở nhiều lớp cơ, phân chia thành các

thể liên như sau:

- Thể liên ngoài - giữa hẹp, viết tắt là LNGH.

- Thể liên ngoài - giữa - trong hẹp, viết tắt là LNGTH. - Thể liên giữa - trong hẹp, viết tắt là LGTH.

- Thể liên ngoài - giữa rộng, viết tắt là LNGR.

- Thể liên ngoài - giữa - trong rộng, viết tắt là LNGTR. - Thể liên giữa - trong rộng, viết tắt là LGTR.

- Thể liên ngoài - giữa - trong lớn, viết tắt là LNGTL. - Thể liên giữa - trong lớn, viết tắt là LGTL.

Bài 4.

CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH TRÊN CỘT SỐNG

Phương pháp Tác động Cột sống trị bệnh căn cứ vào 8 nguyên tắc chẩn và trị sau đây :

1. Nguyên tắc đối xứng 2. Nguyên tắc hưng phấn 2. Nguyên tắc hưng phấn

3. Nguyên tắc định khu - định điểm 4. Nguyên tắc tạo sóng cảm giác 4. Nguyên tắc tạo sóng cảm giác

5. Nguyên tắc định lực6. Nguyên tắc định hướng 6. Nguyên tắc định hướng 7. Nguyên tắc định lượng 8. Nguyên tắc điều nhiệt Những nguyên tắc này là cơ sở cho người thầy thuốc chẩn và trị bệnh.

1. Nguyên tắc đối xứng

Nguyên tắc đối xứng dựa trên nguyên tắc phân bố đối xứng của hệ cột sống để so sánh sự đối xứng, đối lập và thống nhất ở trên hệ cột sống và giữa hệ cột sống với ngoại vi bằng các đặc trưng sinh lí và bệnh lí mà phương pháp tác động cột sống đã quy định.

Sau đây, chúng tôi xin trình bày về phạm vi của nguyên tắc đối xứng trong phương pháp Tác động cột sống .

- Đặc trưng sinh lí và bệnh lí.

- Cơ sở so sánh theo quy định của nguyên tắc đối xứng. - Sự đối xứng và đối lập các đặc trưng bệnh lí.

- Nguyên tắc đối xứng trong chẩn bệnh. - Nguyên tắc đối xứng trong trị bệnh

1.1. Đặc trưng sinh lí và bệnh lí

Cơ sở để xây dựng phương pháp chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh của phương pháp Tác động cột sống là căn cứ vào sự đối lập và thống nhất các đặc trưng ở trên hệ cột sống và ngoại vi sau đây:

- Đặc trưng cột sống:

+ Thống nhất: cột sống thẳng ngay, đốt tiết kín khít. + Đối lập: đốt sống lồi, lõm, lệch lạc, thưa rão. - Đặc trưng về gân cơ:

+ Đối lập: cường - nhược, cứng - mềm, dầy - mỏng, kể cả trên hệ cột sống và ngoại vi.

- Đặc trưng về nhiệt độ da:

+ Thống nhất: bình thường cả cột sống và ngoại vi. + Đối lập: quá cao, quá thấp, cả cột sống và ngoại vi. - Đặc trưng về cảm giác:

+ Thống nhất: không xuất hiện khác thường về cảm giác.

+ Đối lập: cảm giác đau tê khi có tác động khách quan, cả cột sống và ngoại vi.

Phương pháp Tác động cột sống quy định những đặc trưng thống nhất ghi trên đây là đặc trưng sinh lí, và những đặc trưng đối lập là đặc trưng bệnh lí, có thể tóm tắt như sau:

a. Đặc trưng sinh lí

- Hệ cột sống: thẳng ngay, đốt tiết kín khít. - Nhiệt độ da: toàn thân bình thường.

- Cảm giác cột sống và ngoại vi: nhanh nhậy. - Gân cơ cột sống và ngoại vi: thư nhuận.

b. Đặc trưng bệnh lí:

- Hệ cột sống: tật, khuyết.

- Nhiệt độ da cột sống và ngoại vi: cao, thấp. - Cảm giác cột sống và ngoại vi: đau, tê, giảm. - Gân cơ cột sống và ngoại vi: cường, nhược.

1.2. Cơ sở so sánh theo quy định của nguyên tắc đối xứng

Khi chẩn và trị bệnh theo phương pháp Tác động cột sống trước tiên phải căn cứ vào nguyên tắc đối xứng. Nguyên tắc đối xứng phải dựa vào sự phân bố đối xứng của hệ cột sống để phân khu, phân ranh giới cho hai bên phải trái của hệ cột sống, để so sánh các đặc trưng sinh lí và bệnh lí khu trú tại điểm và khu vực đối xứng, hoặc so sánh giữa hệ cột sống với ngoại vi có đặc trưng sinh lí và bệnh lí đối xứng:

- So sánh khu vực đối xứng. - So sánh đặc trưng đối xứng

1.2.1. So sánh khu vực đối xứng giữa bên phải và bên trái

- Hai bên của vùng đầu đối xứng - Hai cơ thang đối xứng

- Hai cơ vai đối xứng - Hai chi trên đối xứng - Hai cơ lưng đối xứng

- Hai bên cơ thắt lưng đối xứng - Hai bên cơ mông đối xứng - Hai bên cơ ngực đối xứng - Hai bên cơ hạ sườn đối xứng

- Cơ vùng bụng trên và dưới đối xứng - Hai chi chi dưới đối xứng…

1.2.2. So sánh đặc trưng đối xứng với đốt sống và ngoại vi

- Đốt sống với đốt sống

- Cảm giác đốt sống với cảm giác ngoại vi - Nhiệt độ da cột sống với nhiệt độ da ngoại vi - Gân cơ đốt sống với gân cơ ngoại vi

1.3. Sự đối xứng và đối lập các đặc trưng bệnh lí

Nguyên tắc đối xứng quy định: - Đối xứng các đặc trưng bệnh lí - Đối lập các đặc trưng bệnh lí

- So sánh sự đối xứng và đối lập bệnh lí

1.3.1. Đối xứng các đặc trưng bệnh lí

Trên người bệnh bao giờ cũng xuất hiện các hiện tượng bệnh lí trên cột sống. Mà khi trên hệ cột sống đã có hiện tượng bệnh lí thì nhất thiết ngoại vi cũng phải có các hiện tượng bệnh lí đối xứng.

- Hệ cột sống có cảm giác đau do tác động khách quan thì ngoại vi cũng có cảm giác đau như thế.

- Hệ cột sống có lớp cơ co cứng thì ngoại vi cũng có lớp cơ co cứng. - Hệ cột sống có nhiệt độ da cao thì ngoại vi cũng có nhiệt độ da cao.

- Hệ cột sống có cảm giác tê thì ngoại vi cũng có cảm giác tê.

- Hệ cột sống có lớp cơ gân cơ mềm nhược thì ngoại vi cũng có gân cơ mềm nhược.

- Hệ cột sống có nhiệt độ da thấp thì ngoại vi cũng có nhiệt độ da thấp. Nhưng có điều đặc biệt là các hiện tượng trên đây có hiện tượng thì khu trú cố định, có hiện tượng thì khu trú không cố định:

Khu trú cố định: Các hiện tượng có cảm giác đau, nhiệt độ da cao, gân cơ

co cứng, cường, cùng khu trú tại một điểm ở trên đốt sống lồi và lệch. Các hiện tượng cảm giác tê, nhiệt độ da thấp, gân cơ mềm nhược, cũng khu trú tại một điểm ở trên đốt sống lõm.

Khu trú không cố định: Ở ngoại vi các hiện tượng bệnh lí không tập trung

khu trú tại một điểm như ở trên hệ cột sống, mà khu trú rải rác ở ngoại vi, mỗi nơi một hiện tượng khác nhau.

Do đó mà các hiện tượng bệnh lí ở trên hệ cột sống gọi là ổ rối loạn mà các hiện tượng bệnh lí ở ngoại vi gọi là hiện tượng bệnh lí đối xứng.

1.3.2. Đối lập các đặc trưng bệnh lí

Phương pháp Tác động cột sống quy định những hiện tượng bệnh lí có hai mặt đối lập nhau, bao giờ cũng khu trú ở hai khu vực đối xứng theo nguyên tắc phân bố đối xứng của hệ cột sống.

1.3.2.1. Trên hệ cột sống

Đốt sống lệch đối lập với đốt sống khuyết, đốt sống lồi đối lập với đốt sống lõm. Hai hiện tượng đối lập cư trú trên khu vực đối xứng đốt sống là:

- Bên phải đốt sống có hiện tượng lệch thì bên trái đốt sống có hiện tượng khuyết.

- Phía trên đốt sống có hiện tượng lồi thì phía dưới đốt sống có hiện tượng lõm, hoặc ngược lại, phía trên đốt sống có hiện tượng lõm thì bên dưới đốt sống có hiện tượng lồi.

1.3.2.2. Trên hệ gân cơ

Hai biện tượng bệnh lí đối lập trên hệ cột sống và ngoại vi là: - Gân cơ cường đối lập với gân cơ nhược.

- Gân cơ dầy đối lập với gân cơ mỏng. - Gân cơ cứng đối lập với gân cơ mềm. - Gân cơ teo đối lập với gân cơ xơ.

Hai hiện tượng đối lập khu trú đối xứng trên hệ cột sống và ngoại vi như sau:

a. Gân cơ trên đốt sống

- Bên phải đốt sống có lớp cơ cường thì bên trái đốt sống có lớp cơ nhược. - Bên trên đốt sống có lớp cơ cường thì bên dưới đốt sống có lớp cơ nhược. - Bên phải đốt sống có lớp cơ co dầy thì bên trái đốt sống có lớp cơ khuyết. - Bên phải đốt sống có lớp gân cơ cứng thì bên trái đốt sống có lớp gân cơ mềm.

- Bên trên đốt sống có lớp cơ co cứng thì bên dưới đốt sống có lớp cơ co mềm.

- Bên phải đốt sống có hiện tượng xơ thì bên trái đốt sống có hiện tượng teo.

- Bên trên đốt sống có hiện tượng xơ thì bên dưới đốt sống có hiện tượng teo, v.v.

b. Gân cơ thuộc ngoại vi

Gân cơ thuộc ngoại vi là lớp gân cơ ngoài phạm vi của hệ cột sống như cơ thang, cơ vai, cơ lưng, cơ ngực v.v… điển hình là hiện tượng cụ thể:

- Cơ thang bên phải có hiện tượng cường thì cơ thang bên trái có hiện tượng nhược (hoặc ngược lại); hay phần trên cơ thang có hiện tượng cường thì phần dưới cơ thang có hiện tượng nhược.

- Bên phải cơ thang có hiện tượng co dầy thì bên trái đối xứng cơ thang có hiện tượng mỏng mềm; hay phần trên cơ thang có hiện tượng co dầy thì phần

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w