Nguyên tắc đối xứng trong trị bệnh

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 49 - 50)

1. Nguyên tắc đối xứng

1.5. Nguyên tắc đối xứng trong trị bệnh

Trong trị bệnh nguyên tắc đối xứng có những vai trò sau:

- Theo dõi sự thay đổi độ chênh lệch của các đặc trưng đối lập để đánh giá sự tiến triển của bệnh.

- Là cơ sở để áp dụng thủ thuật song chỉnh trong thao tác trị bệnh

1.5.1. Sự thay đổi độ chênh lệch của hiện tượng đối lập

Trong trị bệnh các hiện tượng đối lập thường thay đổi ngay khi thao tác trong: Hệ gân cơ; nhiệt độ da; Cảm giác cột sống.

- Trên hệ gân cơ: những hiện tượng đối lập là:

+ Gân cơ co với gân cơ duỗi + Gân cơ cứng với gân cơ mềm + Gân cơ dầy với gân cơ mỏng

Trong khi thao tác thì khu vực gân cơ co sẽ trở thành thư nhuận, khu vực gân cơ duỗi đối xứng sẽ trở thành lực cơ tăng, khu vực gân cơ cứng đối xứng và khu vực gân cơ mềm sẽ thay đổi, cứng trở thành thư nhuận, mềm nhược sẽ tăng lực cơ. Như vậy chức năng hoạt động của gân cơ sẽ trở lại cân bằng, nghĩa là xóa được hai hiện tượng đối lập, và bệnh hết v.v…

- Nhiệt độ da: Hai hiện tượng đối lập là nhiệt độ da quá cao và quá thấp sẽ

được điều chỉnh trở lại cân bằng trong khi thao tác, khu vực nhiệt độ quá cao sẽ giảm dần xuống bình thường, khu vực nhiệt độ quá thấp sẽ tăng dần trở lại nhiệt độ bình thường, bệnh hết v.v…

- Cảm giác trên cột sống: Hai hiện tượng đối lập trên cột sống là cảm giác

đau và cảm giác tê.

Trong khi thao tác trị bệnh thì khu vực đau nhiều sẽ giảm đau dần rồi hết đau, khu vực tê đối xứng từ tê nhiều đến tê ít rồi hết tê, trở lại cảm giác nhanh

nhạy bình thường, bệnh hết v.v…

Do đó nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so sánh sự tiến triển của bệnh.

1.5.2. Cơ sở của song chỉnh

Phương pháp tác động cột sống quy định về phương thức thao tác trị bệnh có đơn chỉnh và song chỉnh.

Đơn chỉnh là chỉ tác động tại một điểm ở trên hệ cột sống. Song chỉnh là tác động đồng thời tại hai khu vực một lúc (một là ở khu vựng cột sống và một là ở ngoại vi).

Cơ sở của phương pháp song chỉnh là đối xứng đặc trưng.

- Ở bên phải đốt sống có ổ rối loạn (tức là có cảm giác đau và cơ co cộm) thì ở bên cơ lưng phía trái đốt sống nhất thiết phải có khu vực có cảm giác đau, tức là hai điểm đau đối xứng.

- Hai điểm đau đối xứng còn có liên quan tương ứng với nhau: nếu tác động ở điểm đau của ngoại vi thì ta sẽ thấy điểm đau ở trên đốt sống máy động, nếu tác động ở điểm đau trên cột sống thì điểm đau ở ngoại vi giảm đau và thay đổi hình thái. Nếu hai điểm đau được tác động cùng một lúc thì ổ rối loạn trên cột sống mau giải tỏa và ổ rối loạn ngoại vi cũng tiêu tan, bệnh hết.

Do đó mà nguyên tắc đối xứng là cơ sở của phương thức song chỉnh trong trị bệnh.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w