Nguyên tắc định hướng

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 56 - 57)

Khi tác động trị bệnh phải có một hướng nhất định. Phương pháp tác động cột sống căn cứ vào trục cột sống làm chỗ dựa để tìm tòi các thuật trị thích hợp, đồng thời dùng trục cột sống làm cơ sở để hướng mọi kích thích như gân cơ, đốt xương trở lại cân bằng.

Trục theo phương pháp tác động cột sống quan niệm là ống tủy, các hiện tượng co cơ, các biến đổi hình thái của đốt sống, các rối loạn về nhiệt độ và cảm giác ở trên cột sống đều lấy trục nói trên làm đường đối xứng để so sánh giữa hai bên.

Để ứng dụng cho các hướng thích hợp với các thể và loại rối loạn cụ thể, phương pháp tác động cột sống đã quy định như sau:

- Đốt đống lồi tác động theo hướng thẳng từ ngoài vào trong.

- Lồi phần trên, dưới khuyết: tác động theo hướng từ trên xuống. Ngược lại, nếu phần dưới lồi, phần trên khuyết thì tác động theo hướng từ dưới lên.

- Phần trên lồi, dưới không khuyết, hoặc dưới lồi, trên không khuyết đều tác động theo hướng thẳng từ ngoài vào trong.

- Đốt sống lồi lệch một phần (trên hoặc dưới), hay lồi lệch cả đốt: tác động theo hướng chếch 45o từ ngoài vào trong lực đẩy phía lồi lệch sang phía khuyết.

- Đốt sống lệch (lệch trên, lệch dưới hoặc lệch cả đốt): tác động theo hướng ngang từ ngoài vào trục.

- Đốt sống lệch lõm (một phần hoặc cả đốt): tác động theo hướng lực đưa ngang từ ngoài vào rồi tiếp từ trong ra theo đường cuộn tròn (thủ thuật bỉ).

- Đốt sống lõm: tác động song chỉnh bằng thủ thuật bỉ ở cả hai bên trong cùng một lúc, đưa lực từ hai bên hướng trục rồi lại tiếp tục đưa lực từ trục tiếp ra ngoài theo hướng cuộn tròn.

* Chú ý: Khi ứng dụng hướng thao tác trị bệnh cần chú trọng đến nguyên

tắc điều nhiệt để định hướng thao tác cho chính xác.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w