Phương thức đối động

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 83 - 85)

8. Nguyên tắc điều nhiệt

1.4. Phương thức đối động

Phương thức đối động trong phương pháp chẩn bệnh nhằm mục đích xác định về mối liên quan của trọng điểm với ngoại vi và với các đốt sống để làm cơ sở cho quy nạp chẩn đoán bệnh và phương hướng điều trị.

Chứng minh hệ gân cơ bị sơ co khu trú ở đốt sống biến đổi không chỉ khu trú ở phạm vi đốt sống mà còn lan tỏa rộng rãi đến toàn cơ thể .

Đặc trưng của hiện tượng này là các sợi gân cơ, bị sơ co khu trú ở trên trọng điểm và lan toả ra ngoại vi và các đốt sống có liên quan. Cơ sở để xác định về mối liên quan này là máy động của hai vị trí liên quan, song song biểu hiện lên, xác định bằng thủ thuật miết khi thao tác song chỉnh.

1.4.1. Vị trí khu trú

Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch thì vị trí liên quan biểu hiện lên ở khác bên cùng với trọng điểm khu trú ở cơ lưng và hệ cột sống.

Trọng điểm thuộc loại lồi thì chỉ có liên quan đến các đốt sống, không lan toả ra ngoại vi.

1.4.2. Phương pháp ứng dụng

a. Chuẩn bị: Người bệnh để hở lưng. b. Tư thế: Nằm sắp trùng gân cơ.

c. Vị trí xác định: Là trọng điểm, là ngoại vi hoặc đốt sống liên quan. d. Thao tác: Thủ thuật miết, song chỉnh.

e. Kết quả : Khi thao tác ở điểm A thì thấy ở điểm B có máy động. Khi thao tác ở điểm B thấy điểm A có máy động, như thế là đối động.

Điểm đối động trên đây còn được gộp với trọng điểm để quy nạp, và đồng thời áp dụng phương pháp song chỉnh bằng các nguyên tắc, các thủ thuật, các phương thức của phương pháp trị bệnh để giải toả ổ bệnh. Dưới đây xin giới thiệu về:

- Mối liên quan của trọng điểm với đốt sống

- Mối liên quan của trọng điểm với lớp cơ ngoại vi.

* Mối liên quan của trọng điểm với đốt sống

- Trọng điểm thuộc loại lồi thì điểm đối động liên quan khu trú ở giữa đốt sống.

- Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch thì điểm đối động liên quan, khu trú ở cạnh đốt sống khác bên, với trọng điểm. Chi tiết như sau:

1. Trọng điểm khu trú ở vùng đầu và C1 - C2. Điểm đối động khu trú ở vùng cùng và vùng cụt.

2. Trọng điểm khu trú ở C3. Điểm đối động khu trú ở L5. 3. Trọng điểm khu trú ở C4. Điểm đối động khu trú ở L4. 4. Trọng điểm khu trú ở C5. Điểm đối động khu trú ở L3. 5. Trọng điểm khu trú ở C6. Điểm đối động khu trú ở L2. 6. Trọng điểm khu trú ở C7. Điểm đối động khu trú ở L1. 7. Trọng điểm khu trú ở D1. Điểm đối động khu trú ở D12. 8. Trọng điểm khu trú ở D2. Điểm đối động khu trú ở D11. 9. Trọng điểm khu trú ở D3. Điểm đối động khu trú ở D10. 10. Trọng điểm khu trú ở D4. Điểm đối động khu trú ở D9. 11. Trọng điểm khu trú ở D5. Điểm đối động khu trú ở D8. 12. Trọng điểm khu trú ở D6. Điểm đối động khu trú ở D7.

* Mối liên quan của trọng điểm với ngoại vi

- Trọng điểm thuộc loại lồi, thì không có liên quan với ngoại vi. - Trọng điểm thuộc loại lệch, thì bao giờ cũng liên quan với ngoại vi.

Trọng điểm thuộc loại lệch thì bao giờ cũng liên quan, cũng biểu hiện lên ở khác bên, như là trọng điểm ở bên phải thì điểm liên quan ở bên trái. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà điểm đối động liên quan này có thể khu trú như sau:

1. Ngang - Tiết đoạn trọng điểm, khu trú gần hoặc xa. 2. Chếch lên trên - Tiết đoạn trọng điểm, khu trú gần hoặc xa. 3. Chéo lên trên - Tiết đoạn trọng điểm, khu trú gần hoặc xa. 4. Chếch xuống dưới - Tiết đoạn trọng điểm, khu trú gần hoặc xa. 5. Chéo xuống dưới - Tiết đoạn trọng điểm, khu trú gần hoặc xa.

Trên đây là cơ sở để quy nạp, chẩn đoán và xác định phương hướng điều trị.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG. (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w