Một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 59 - 79)

nhân dân

* V việc xác định thi hiu:

Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2017 quy định:

“thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường”. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được việc tống đạt hợp lệ văn bản, quyết định xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường, nhất là đối với các vụ việc xảy ra cách đây nhiều năm, hồsơ vụ án không tìm thấy hoặc không còn lưu trữ. Bên cạnh đó, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 xác định thời hiệu yêu cầu bồi thường được tính là 02 năm kể từ ngày ban hành văn bản, quyết định xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được nhà nước bồi thường. Trên thực tế, các quy định chuyển tiếp của Luật và Nghị quyết 338 của Quốc hội về việc xác định thời hiệu ở một số nơi có nhận thức chưa thống nhất. Nhiều vụ việc tranh chấp dẫn đến khiếu nại kéo dài thực tiễn đang diễn ra có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến việc xác định thời hiệu.

Ví dụ về vụ việc giải quyết bồi thường đối với ông Nguyễn Văn Dũng ở Tây Ninh:

Ông Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1958, nhập ngũ ngày 16/11/1976, thuộc đơn vị C19-E774, Sư đoàn bộ binh 317, Quân khu 7, tham gia chiến

55

đấu tại chiến trường Campuchia. Tháng 7 năm 1979, ông Dũng được đơn vị cử về nước công tác và thăm gia đình tại xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Vào khoảng 23 giờ ngày 26/7/1979, tại nhà ông Nguyễn Văn Đơ ở ấp Bùng Binh, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh xảy ra vụcướp có vũ trang. Công an ấp và ấp đội đã bắt ông Nguyễn Văn Dũng và đưa về Công an huyện để điều tra. Tại đây, ông Nguyễn Văn Dũng khai nhận đã thực hiện hành vi cướp tài sản của anh Nguyễn Văn Đơ.

Ngày 27/7/1979, Công an huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ra Quyết định khởi tố vụ án số 20/QÐ về tội "Cướp tài sản riêng của công dân" và khởi tố bị can số 24/QĐ về tội “Cướp tài sản riêng của công dân”; Lệnh tạm giam số144 ngày 27/7/1979 đối với ông Nguyễn Văn Dũng.

Quá trình điều tra không đủ chứng cứ truy tố nên ngày 11/5/1983, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định đình chỉđiều tra số15/KSĐT- TA, xác định ông Nguyễn Văn Dũng không phạm tội "Cướp tài sản riêng của công dân". Ông Dũng đã bị tạm giam từ ngày 27/7/1979 đến ngày 11/5/1983, tức 03 năm 9 tháng 14 ngày (tương đương 1379 ngày).

Sau khi được trả tự do, ông Nguyễn Văn Dũng đã có đơn yêu cầu đơn vị chủ quản (Sư đoàn bộ binh 317) phục hồi quyền lợi; yêu cầu Viện kiểm sát nhân tỉnh Tây Ninh giải quyết quyền lợi do bị bắt, giam oan.

Ngày 12/7/2000, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh nhận được giấy chuyển đơn từ Báo Quân đội nhân dân kèm theo đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Dũng. Ngày 18/7/2000, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh có Công văn số 322/TL-XKT trả lời Báo quân đội nhân dân và ông Nguyễn Văn Dũng với nội dung:"… việc phục hồi quyền lợi cho ông Dũng không thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh mà thuộc trách nhiệm của đơn vị chủ quản của ông Dũng trước đây. Đồng thời vào thời điểm năm 1983, Nhà nước chưa ban hành quy định việc bồi thường bắt giam oan, nên lúc bấy giờ cơ quan pháp luật không thể giải quyết vấn đề này".

56

Ngày 22/7/2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận được Công văn của Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp về việc chuyển đơn yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Văn Dũng. Ngày 10/8/2015, Vụ 7 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có công văn số 3083/VKSTC-V7 và ngày 24/9/2015 có Công văn số 3777/VKSTC-V7 yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh giải quyết đơn yêu cầu của ông Dũng theo quy định. Ngày 14/3/2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh có công văn số 154/VKS-P7 báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối cao với nội dung: “…ông Nguyễn Văn Dũng không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi đến các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự trước ngày Nghị quyết số 388 có hiệu lực (ngày 01/4/2003). Do đó, theo quy định pháp luật, ông Dũng đã tự từ bỏ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị oan kể từ ngày 01/4/2003 nên không có căn cứ xem xét thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị bắt oan”.

Tuy nhiên, xét thấy cần đảm bảo quyền lợi cho ông Nguyễn Văn Dũng nên ngày 20/4/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành xác minh, đối chiếu trực tiếp tài liệu với ông Dũng tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh. Kết quả xác minh cho thấy ông Nguyễn Văn Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam là oan, cần phải được xem xét giải quyết bồi thường. Ngày 23/6/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Công văn số 2324/VKSTC-V7 đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh thụ lý, giải quyêt bồi thường cho ông Dũng theo quy định.

Ngày 7/8/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tiến hành thụ lý, giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Văn Dũng. Hiện tại, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tiến hành phục hồi danh dự và bồi thường xong đối với ông Dũng.

* V việc xác định cơ quan có trách nhiệm gii quyết bồi thường:

Một số vụ việc xảy ra đã lâu, cơ quan tiến hành tố tụng ởđịa phương làm thất lạc hồ sơ vụ án, người bị thiệt hại không cung cấp được đầy đủ tài liệu,

57

giấy tờ cần thiết để xác minh vì vậy việc xác định cơ quan có trách nhiệm thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường cũng gặp nhiều khó khăn (ví dụ trường hợp yêu cầu bồi thường của ông Đinh Trung Tấn ở Khánh Hòa).

Bên cạnh đó, một sốtrường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng chưa hiểu sâu, hiểu đúng quy định của pháp luật về các trường hợp thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ quan mình dẫn đến nhiều tranh luận trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường. Trong những trường hợp như vậy, việc buộc phảikéo dài thời gian giải quyết vụ việc là rất dễ hiểu, nhưng điều đó lại dễ gây tâm lý bức xúc đối với người bị thiệt hại và dư luận xã hội vì họ cho rằng Nhà nước đang cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm bồi thường cho họ.

Ví dụ vụ việc yêu cầu bồi thường của ông Trịnh Công Minh ở Đăk Lăk: Ngày 4/02/1997, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Công Minh về tội “Trộm cắp tài sản của công dân”. Ngày 26/7/1997, VKSND huyện Krông Ana có Quyết định truy tố Trịnh Công Minh. Ngày 02/10/1997, TAND huyện Krông Ana xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 12 tháng tù đối với Trịnh Công Minh về tội Trộm cắp tài sản của công dân. Sau đó, Trịnh Công Minh kháng cáo. Ngày 18/12/1997, TAND tỉnh Đăk Lăk xét xử phúc thẩm, tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Sau khi công an huyện Krông Ana điều tra lại, ngày 9/5/1998 VKSND huyện Krông Ana tiếp tục truy tố Trịnh Công Minh với tội danh cũ. Ngày 26/6/1998, TAND huyện Krông Ana xét xử sơ thẩm lần hai, tuyên trả hồsơ để điều tra bổ sung. Trong quá trình điều tra, do không làm rõ được hành vi mua bán xe của Trịnh Công Minh, nên ngày 27/7/1998, Công an huyện Krông Ana ra Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ đối với bị can Trịnh Công Minh. Do hồ sơ tại cơ quan Công an bị thất lạc, chỉ có hồ sơ kiểm sát lưu tại VKSND huyện Krông Ana, không còn các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án nên

58

không có căn cứ chứng minh được hành vi phạm tội của Trịnh Công Minh. Ngày 19/3/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Krông Ana ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự và Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Trịnh Công Minh do đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sựnăm 2003.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu bồi thường của ông Minh và gia đình ông (sau khi ông Minh chết), liên ngành tỉnh Đăk Lăk đã họp và đưa ra nhiều quan điểm. Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Lăk có quan điểm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân huyện Krông Ana với lý do: Cơ quan điều tra làm mất hồsơ vụ án nên Tòa án cấp sơ thẩm không xác định được Cơ quan điều tra đã điều tra, thu thập những nội dung gì để chứng minh Trịnh Công Minh có phạm tội hay không. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra hai cấp tỉnh Đăk Lăk có quan điểm: căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 thì trách nhiệm bồi thường thuộc Tòa án nhân dân huyện Krông Ana vì Tòa án huyện đã tuyên bị cáo có tội, sau đó Tòa án phúc thẩm của tỉnh Đăk Lăk tuyên hủy án để điều tra lại và kết quả điều tra dẫn đến phải đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ bị can vì không chứng minh được tội phạm.

Sau khi có công văn xin ý kiến thỉnh thị của VKSND tỉnh Đăk Lăk về cơ quan có trách nhiệm bồi thường, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời: trách nhiệm bồi thường trong vụ việc này thuộc về Viện kiểm sát nhân dân Krông Ana vì Quyết định truy tố Trịnh Công Minh ngày 9/5/1998 của VKSND huyện Krông Ana là quyết định tố tụng sau cùng làm oan đối với ông Minh. Tiếp thu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hiện tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Krông Ana đã thụ lý vụ việc bồi thường đối với ông Trịnh Công Minh.

59

* V vic xác minh thit hi:

Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 45 quy định Xác minh thiệt hại: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồsơ.

Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường thiệt hại và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này”.

Như vậy, tổng số thời gian xác minh là 45 ngày, trong khi nội dung cần xác minh theo quy định của pháp luật để giải quyết được một yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại bao gồm rất nhiều việc phải làm. Những vụ phức tạp, có nhiều người bị thiệt trong cùng một vụ án, địa bàn xác minh tại nhiều tỉnh thành, thậm chí ở cả nước ngoài, thiệt hại xảy ra đã lâu nên việc quy định thời hạn xác minh như trên sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện. Ví dụ như trường hợp yêu cầu của ông Dương Văn Hòa ở Quảng Trị, tài sản thiệt hại cần phải xác minh tại nhiều địa phương trên toàn quốc như Thanh Hóa, Bình Dương, Bình Phước và cả ở nước ngoài (nước Lào), hay trường hợp yêu cầu bồi thường của ông Phan Chí Lộc ở Quảng Trị, thiệt hại xảy ra ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình và ở nước ngoài (Australia). Ngoài ra, trong một số trường hợp người yêu cầu bồi thường cung cấp tài liệu chứng cứ có tính hợp lý nhưng không hợp pháp, Viện kiểm sát phải xác minh mới có cơ sở bồi thường, vì vậy quy định thời hạn như trên sẽ không đủ thời gian để thực hiện việc xác minh.

- Đối với khoản thu nhập bị mất, thu nhập bị giảm sút hoặc thiệt hại về tài sản của người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường với giá trị thiệt hại lớn. Tuy nhiên người bị thiệt hại là hộ gia đình kinh doanh cá thể, cơ sở sản xuất kinh

60

doanh buôn bán nhỏ không có sổ sách kế toán theo dõi hạch toán doanh thu, lợi nhuận. Họ chỉ kê khai thiệt hại và cung cấp một số hình ảnh về hoạt động kinh doanh (ảnh chụp làm kỷ niệm trước đây) làm chứng cứ chứng minh.

* V việc thương lượng:

Tại khoản 1 Điều 46 quy định Thương lượng việc bồi thường: “…Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này”.

Như vậy tổng số thời gian để tiến hành thương lượng là 25 ngày. Trên thực tế việc hoàn thành thương lượng có thể kéo dài hơn rất nhiều so với thời gian quy định vì có nhiều trường hợp, người yêu cầu bồi thường thiệt hại đưa ra số tiền yêu cầu bồi thường quá lớn hoặc cố tình không có mặt để thương lượng, không kê khai các khoản thiệt hại, không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định, liên tục khiếu kiện, thay đổi yêu cầu bồi thường, thông tin, tài liệu chứng minh thiệt hại khác nhau và khó xác định tính xác thực…làm kéo dài thời gian giải quyết. Hơn nữa, người bị thiệt hại với cơ quan có trách nhiệm bồi thường khó đạt được đồng thuận do tâm lý không tin tưởng vào cơ quan có trách nhiệm bồi thường vì đây chính là cơ quan đã gây ra oan, sai cho người bị thiệt hại.

* V vic áp dng pháp lut để gii quyết yêu cu bồi thường:

Một số trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bồi thường không nghiên cứu kỹ và không hiểu đúng quy định của pháp luật dẫn đến việc áp dụng pháp luật sai trong việc giải quyết bồi thường. Cụ thể một số trường hợp sau:

61

Trường hợp 1: tính sai số tiền phải bồi thường

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có trách nhiệm bồi thường đối với ông Bùi Sỹ Bằng, địa chỉ: 39/14 Thống Nhất, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là Quyết định đình chỉ bị can số 01 ngày 18/5/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đối với ông Bằng về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hành trong khi thi hành công vụ.

Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng quy định pháp luật để giải quyết yêu cầu bồi thường đối với ông Bằng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không hiểu đúng quy định của pháp luật về việc tính số tiền phải bồi thường về tổn thất vật chất và tổn thất tinh thần của người bị thiệt hại, dẫn đến việc thương lượng số tiền bồi thường đối với ông Bùi Sỹ Bằng không chính xác.

Ngày 01/6/2016 , Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ba hành Công văn số 359/VKS-P7 đề nghị cấp kinh phí bồi thường cho ông Bùi Sỹ Bằng số tiền là 1.549.924.109 đồng (Một tỷ năm trăm bốn mươi chín triệu chín trăm hai mươi bốn nghìn một trăm linh chín đồng). Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thẩm định hồsơ đề nghị cấp kinh phí của ông Bằng đã phát hiện ra cách tính tiền bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sai, bởi vậy đã trả hồsơ và hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tính lại số tiền bồi thường cho ông Bằng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 59 - 79)