Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệmbồi thường của nhà nước trong hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tiếp tục nghiên cứu để chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật về bồi thường sao cho phù hợp với thực tiễn cũng như bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Cụ thể:

- Đề nghị bổ sung thêm nội dung quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự cho pháp nhân thương mại để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự 2015 bởi vì Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Theo đó, pháp nhân thương mại cũng phải chịu hình phạt, phải chịu hậu quả pháp lý, bị hạn chế quyền lợi theo quy định của luật hình sự, bởi vậy họ có quyền được nhà nước bồi thường khi có những hành vi, quyết định tố tụng làm oan cho họ.

- Đề xuất loại trừ trách nhiệm hoàn trảđối với người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên thế giới, tất cả các nước có pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đều quy định kinh phí bồi thường do người thi hành công vụ vi phạm gây thiệt hại được lấy từ ngân sách Nhà nước. Sau khi bồi thường cho người bị thiệt hại, nhà nước có thể yêu cầu người thi hành công vụ gây lỗi bồi hoàn lại cho nhà nước một số tiền mà nhà nước đã bồi thường, tùy thuộc vào mức độ lỗi của người thi hành công vụ, nhưng trên thực tế, chưa có nước nào quy định người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại phải bồi hoàn. Việc loại trừ trách nhiệm hoàn trả

75

đối với người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại cũng là một trong những điều kiện bảo đảm cho người tiến hành tố tụng chủ động đấu tranh chống tội phạm, tránh bỏ lọt tội phạm, khắc phục tình trạng e dè, sợ sai, dẫn đến việc không dám làm hoặc làm không hết trách nhiệm.

- Đề nghị nới rộng hoặc có quy định linh hoạt về thời hạn thực hiện việc xác minh, thương lượng, thẩm định hồ sơ… trong một số vụ việc phức tạp, tránh gây bức xúc cho người dân. Bởi vì trên thực tế nhiều trường hợp thiệt hại cần xác minh nằm ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, thậm trí cả ở nước ngoài. Người yêu cầu bồi thường không hợp tác trong quá trình thương lượng vì họ cho rằng cơ quan có trách nhiệm bồi thường lại chính là cơ quan đứng ra thương lượng sẽ không khách quan, bởi vậy có nhiều trường hợp mặc dù cơ quan có trách nhiệm bồi thường rất chủ động trong việc giải quyết bồi thường, nhưng về phía người bị thiệt hại lại thường xuyên không chịu gặp mặt thương lượng, không ký biên bản thương lượng hoặc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định làm cho việc giải quyết bồi thường tồn đọng, kéo dài). Trong quá trình thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra nhiều điểm cần khắc phục… nên việc quá hạn khi giải quyết bồi thường đối với những vụ việc như trên là không thể tránh khỏi.

- Đề xuất bổ sung thêm bên thứ 3 (có thể là đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại sinh sống hoặc đại diện cơ quan nơi người bị thiệt hại công tác) tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường, đặc biệt là ởgiai đoạn xác minh, thương lượng để tránh việc người bị thiệt hại không hợp tác vì cho rằng cơ quan gây thiệt hại cho họ lại chính là cơ quan giải quyết bồi thường sẽ không đảm bảo tính khách quan. Việc bổ sung thêm bên thứ 3 vào quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài yếu tố đảm bảo tính khách quan, cũng góp phần phổ biến pháp luật đến các cơ quan, tổ chức, chính quyền và người dân.

76

- Đề nghị cân nhắc loại bỏ quy định về việc giao cơ quan Tư pháp cùng cấp xác định cơ quan giải quyết bồi thường, phân định trách nhiệm, thẩm quyền của các Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Bởi vì cơ quan Tư pháp là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường chứ không phải cơ quan tiến hành tố tụng nên sẽ khó có thể nghiên cứu sâu về mặt chuyên môn khi cần đưa ra những quyết định liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Trong trường hợp này, chúng ta cần ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về thẩm quyền giải quyết của từng cơ quan.

3.2. Chú trọng việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 79 - 81)