Tăng cường quản lý, chỉ đạo, điều hành việc xem xét, giải quyếtbồ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 82 - 84)

Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã giao cho 01 đơn vị đầu mối là Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Viện công tác quản lý, theo dõi hướng dẫn trong toàn ngành về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đối với các Viện kiểm sát nhân dân địa phương cũng cần quán triệt, thống nhất giao việc quản lý, giải quyết công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng hình cho một Phòng nghiệp vụ làm đầu mối theo dõi, quản lý thống nhất đểtăng cường tính chủđộng và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bồi thường thiệt hại.

Trên cơ sở sự chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiến hành phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành

78

đến đội ngũ Kiểm sát viên, cán bộ, công chức ngành. Việc tổ chức quán triệt, phổ biến Luật được tổ chức với nhiều hình thức như tổ chức hội nghị riêng hoặc được thực hiện lồng ghép vào các buổi sinh hoạt nghiệp vụ, các buổi họp giao ban công tác hoặc các hội nghịchuyên đề của đơn vị trong toàn ngành từ Trung ương đến địa phương.

Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần chú trọng chỉ đạo sâu sát việc giải quyết các yêu cầu bồi thường, kịp thời hướng dẫn, trả lời thỉnh thị của các địa phương. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác bồi thường nhằm rút kinh nghiệm về những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.

Viện kiểm sát các cấp chủ động rà soát các trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại, việc thụ lý và trả lời đơn yêu cầu bồi thường có khiếu nại kéo dài, các trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường cần kịp thời báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phối hợp, giải quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần bám sát việc theo dõi, kiểm tra công tác bồi thường tại các Viện kiểm sát địa phương. Kịp thời thành lập các đoàn kiểm tra khi có khiếu nại của cá nhân, tổ chức về việc giải quyết bồi thường.

Nhiệm vụ quản lý nhà nước về bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có phạm vi rất rộng, tính chất công việc phức tạp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về công tác bồi thường nói riêng thì cần bảo đảm, bố trí công chức chuyên trách và có kinh nghiệm thực hiện công tác này tại các đơn vị. Tuy nhiên,công chức làm công tác bồi thường nhà nước tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp đều là kiêm nhiệm, chưa có biên chế để phân công công chức chuyên trách. Bởi vậy, cần phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ, khẩn trương, tích cực trong công tác tổ chức cán bộ. Phải mạnh dạn và quyết tâm điều

79

chỉnh những cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu như các khâu công tác khác và có kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tạo được niềm tin và thiện cảm nơi người bị thiệt hại.

Làm tốt công tác giải quyết yêu cầu bồi thường cho người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự mang một ý nghĩa hết sức to lớn. Chính vì vậy, việc đảm bảo cơ sở vật chất làm việc, chế độ cán bộ, Kiểm sát viên, công chức ngành kiểm sát làm công tác giải quyết yêu cầu bồi thường cũng hết sức quan trọng và có ý nghĩa tích cực cho kết quả của công tác này. Vì vậy, cần có chính sách phù hợp cho cán bộ thực hiện công tác bồi thường có đủ điều kiện cần thiết triển khai, thực hiện nhiệm vụ; dành kinh phí xây dựng tài liệu tập huấn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm giải quyết yêu cầu bồi thường ở các tỉnh, thành trong phạm vi cả nước để bổ sung vào thực tiễn; quan tâm theo dõi và có các văn bản hướng dẫn kịp thời các vướng mắc của địa phương trong công tác giải quyết yêu cầu bồi thường; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bồi thường thiệt hại cho người bịoan như thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất.

3.4. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)