Chú trọng việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật về trách nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81 - 82)

Kịp thời ban hành Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật về bồi thường để cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người yêu cầu bồi thường không hiểu sai quy định của luật, dễ dàng vận dụng thi hành luật.

Theo như cách quy định hiện nay tại Nghịđịnh số 68 về mức hoàn trả và cách tính tiền mà người thi hành công vụ gây thiệt hại phải hoàn trả cho nhà nước thì trong nhiều trường hợp tổng số tiền những người thi hành công vụ (kể cả lỗi vô ý) phải hoàn trả bằng đúng số tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Bởi vậy, cần chỉnh sửa nội dung quy định trên sao cho phù hợp với thu nhập của công chức và số tiền hoàn trả cho nhà nước đối với trường hợp nhiều công chức có lỗi gây thiệt hại.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần quan tâm hơn nữa đến công tác phổ biến, quán triệt Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không chỉđến đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên mà cần mở rộng đối tượng tuyên truyền này đến người dân để họ biết đến quyền yêu cầu bồi thường của mình, tránh

77

những trường hợp khi người dân yêu cầu thì không được thụ lý do hết thời hiệu. Mặt khác, khi người dân biết đến Luật, hiểu về Luật, họ sẽ nắm được những quyền hạn cũng như nghĩa vụ của mình, từ đó phần nào giúp giảm thiểu những khó khăn trong quá trình xác minh, thương lượng (yêu cầu số tiền bồi thường quá cao so với quy định của Luật, không hợp tác trong quá trình thương lượng vì nghĩ rằng cơ quan gây ra thiệt hại cho họ lại chính ra cơ quan đứng ra thương lượng việc bồi thường).

3.3. Tăng cường quản lý, chỉđạo, điều hành việc xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81 - 82)