Giai đoạn lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán mỹ (a a) thực hiện (Trang 38 - 43)

Ở giai đoạn này được phân chia thành các nhóm công việc chính a) Nhóm công việc xem chấp nhận khách hàng

Mục tiêu : Theo yêu cầu của Chuẩn mực “ Kiểm soát chất lượng hoạt động

kiểm toán BCTC” (VSA 220) thì các công ty kiểm toán phải xem xét có thể chấp nhận cung cấp dịch vụ dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín khách hàng cũng như tính chính trực, tuân thủ pháp luật của Ban giám đốc

Đối với khách hàng mới

- Thảo luận với các kiểm toán tiền nhiệm (A110, A111) - Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ

- Đánh giá các yếu tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán bao gồm :

• Các nguy cơ tư lợi, tự soát xét, thân thuộc…

• Ý kiến đánh giá của kiểm toán năm trước ảnh hưởng đến báo cáo năm nay

30 - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng

• Tính chính trực và tuân thủ pháp luật của Ban giám đốc

• Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng

• Khó khăn trong kinh doanh các nhân tố kiện tụng có thể xảy ra

• Các nghiệp vụ bất thường

• Độ tin cậy của hệ thống KSNB

Đối với khách hàng cũ

Áp dụng cho khách hàng kiểm toán năm thứ 2

- Đánh giá tương tự khách hàng mới trong mẫu (A110) nhưng có thêm sửa đổi

- Đánh giá lại chất lượng khách hàng sau 1 năm làm việc trực tiếp

- Đánh giá tình độc lập dựa trên nhóm kiểm toán sẽ tham gia cuộc kiểm toán năm nay

- Lượt bớt các thủ tục đánh giá rủi ro tiềm tàng (vì đã thực hiện năm đầu )

b) Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình tiền lương và các khoản

trích theo lương (A400)

- Nhằm xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan đến chu trình KD

- Quyết định xem có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB

- Tìm hiểu về chính sách kế toán áp dụng

- Phát hiện các rủi ro sai sót trọng yếu , kết luận về KSNB, quyết định xem có thực hiện kiểm tra tính hữu hiệu của KSNB hay không

31

c) Nhóm công việc đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán đối với khoảng mục

tiền lương

Những rủi ro về khoảng mục tiền lương có thể gặp là :

- Chi quá quỹ tiền lương được hưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng quỹ tiền lương chưa đúng mục đích.

- Xác định quỹ tiền lương không phù hợp với mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, do đó hạch toán vào chi phí cao hơn hoặc thấp hơn số thực tế.

- Trích thiếu quỹ tiền lương theo đơn giá tổng công ty giao.

- Quản lí và hạch toán tiền lương chưa phù hợp: trả lương cho cán bộ công nhân viên hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh mà không hạch toán qua quỹ tiền lương theo quy định.

- Quyết toán lương chưa kịp thời. Thanh toán trả lương cho cán bộ công nhân viên chậm.

- Xuất hiện những bất thường và ngoại lệ về tiền lương của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

- Thanh toán lương khống: nhân viên khống, hồ sơ khống, nhân viên đã thôi việc tại đơn vị vẫn được trả lương. Khai tăng giờ làm thêm so với thực tế.

- Hạch toán tiền lương và các khoản trích vào lương không đúng kì.

- Hạch toán một số khoản có tính chất lương như tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ… vào chi phí mà không qua TK 334.

- Chưa tiến hành khấu trừ vào lương đối với khoản tiền bồi thường thiệt hại, tổn thất, vi phạm của công nhân viên.

- Thanh toán các khoản phụ cấp và các khoản khác ngoài lương chính không có chính sách cụ thể và không có quyết định của Giám đốc.

- Hạch toán tạm ứng lương vào TK 141 mà không hạch toán giảm khoản phải trả công nhân viên chức theo quy định.

32

- Không có hợp đồng với nhân viên tạm thời, làm việc theo thời vụ theo quy định.

- Các nghiệp vụ nâng lương không có quyết định nâng lương của các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm gần nhất kèm theo.

- Hạch toán toàn bộ chi phí BHXH, BHYT, KPSĐ vào TH 622 mà không phân bổ cho các bộ phận bán hàng, quản lí doanh nghiệp, quản lí phân xưởng theo quy định.

- Số phát sinh trên sổ kế toán không trùng khớp với số liệu trên sổ lương của người lao động

Nội dung Kế hoạch Thực tế

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu

[Đánh dấu vào ô lựa chọn]

LN trước thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Khác

LN trước thuế Doanh thu thuần Tổng chi phí Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Khác Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu

[Đánh dấu vào ô lựa chọn]

BCTC trước kiểm toán BCTC năm trước Kế hoạch SXKD Ước tính

BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán

Lý do lựa chọn tiêu chí này

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a)

Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến

động bất thường (b)

Giá trị tiêu chí được lựa chọn sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều chỉnh (c)=(a)-(b)

Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu

[Đánh dấu vào ô lựa chọn và ghi cụ thể tỷ lệ % lựa chọn trong ngoặc vuông]

(d) [5%-10%] LN trước thuế (1) [0,5%-3%] Doanh thu thuần [0,5%-3%] Tổng chi phí [5%-10%] LN trước thuế [0,5%-3%] Doanh thu thuần [0,5%-3%] Tổng chi phí [1%-5%] Vốn chủ sở hữu

33

d) Nhóm công việc các định mức trọng yếu (A710)

Bảng 2.2 : Xác định mức trọng yếu

Các bước xác định mức trọng yếu :

- Xác định các chỉ tiêu được sử dụng để tính mức trọng yếu như Tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận gộp, tổng chi phí,…

- Lựa chọn tỷ lệ tương ứng để xác định MTY tổng thể (5-10% đối với lợi nhuận trước thuế; 1-2% đối với tổng tài sản; 1-5% đối với vốn chủ sở hữu; 0.5-3% đối với tổng doanh thu)

- Xác định MTY tổng thể = Giá trị tiêu chí * tỷ lệ %

- Xác định MTY thực hiện : Thông thường nằm trong khoảng từ 50-75% so với MTY tổng thể đã xác định ở trên

- Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua : Mức tối đa là 4% của MTY thực hiện

- Đánh giá lại MTY khi kết thúc kiểm toán. [1%-5%] Vốn chủ sở hữu [1%-2%] Tổng tài sản [ ] Khác [1%-2%] Tổng tài sản [ ] Khác Lý do lựa chọn tỷ lệ này Mức trọng yếu tổng thể (e)=(c)*(d) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu thực hiện (f) [50%-75%] [50%-75%]

Mức trọng yếu thực hiện (1) (g)=(e)*(f) Tỷ lệ sử dụng để ước tính

ngưỡng sai sót không đáng kể (h)

[0%-4%] [0%-4%]

Lý do lựa chọn tỷ lệ này

Ngưỡng sai sót không đáng kể/

34

e) Nhóm công việc lập kế hoạch kiểm toán (A900)

Tổng hợp các nội dung chính từ A210 A310 A400 A510 A600 A710 và A810 của các phần trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán . Đồng thời tóm tắt các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang (mẫu B410) và đưa ra hướng giải quyết trong cuộc kiểm toán năm nay

Thảo luận với BGĐ và BGĐ, kế toán và các bộ phận liên quan của công ty khách hàng về việc xác lập ngày kiểm toán tại đơn vị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán mỹ (a a) thực hiện (Trang 38 - 43)