Như chúng ta đều biết, đầu tư phát triển Khoa học – Công nghệ cho công ty chính là nhân tố giúp công ty phát triển theo chiều sâu. Cụ thể là, nó giúp tăng năng suất sản phẩm mà không cần tăng vốn hay lao động. Thế nên, việc chú trọng đầu tư cho phát triển KH – CN là vô cùng cần thiết và quan trọng nếu muốn công ty tăng trưởng bền vững và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016
1 ĐT phát triển KH-CN Tỷ đồng 1,12 4,65 5,48 7,54 6,78 2 Lượng tăng tuyệt đối Tỷ đồng - 3,53 0,83 2,06 -0,76 3 Tỷ trọng trong tổngvốn đầu tư % 1,54 6,09 12,11 14,61 13,69
(Nguồn: Tự tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, năm 2012 Medistar đầu tư rất ít vào KH – CN. Số tiền đầu tư trong cả 1 năm chỉ có 1,12 tỷ đồng và chỉ bằng 1,54% tổng số vốn đầu tư cho tất cả nội dung. Điều này có thể được hiểu rẳng, bởi lẽ vào năm 2012 đó, công ty mới chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn công thức thuốc chứ chưa thực hiện sản xuất và gia công TPCN. Năm 2012, Medistar mới bắt đầu bỏ vốn xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị cho nhà máy sản xuất số 1 chính thức đi vào hoạt động năm 2013.
Có lẽ là vậy, nên lượng vốn đầu tư vào năm sau tăng hơn hơn gấp nhiều lần trước đó và chiếm 6,09% trong tổng số vốn đầu tư phát triển. Các năm tiếp sau có sự biến động lên xuống nhưng nhìn chung xu hướng là tăng dần qua mỗi năm. Tỷ trọng của vốn đầu tư cho phát triển KH – CN ngày càng tăng, tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2013 – 2014. Cao nhất cả giai đoạn là năm 2015, chiếm tới 14,61% trong tổng vốn đầu tư, điều đó có lẽ là do Medistar thực hiện chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc cho nhà máy sản xuất số 2. Tuy rằng là vậy nhưng số vốn trong năm 2016 vẫn không bị suy giảm đi quá nhiều vẫn giữ ở mức 13,69%. Điều đó có thể thấy công ty rất chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển KH – CN.
Số vốn đầu tư cho phát triển KH – CN dùng để thực hiện các nghiên cứu khoa học, đầu tư về chuyển giao công nghệ dây chuyền máy móc và đào tạo nguồn nhân lực sử dụng công nghệ mới đó.
Tại Medistar, hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu là nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm mới, nâng cấp các tính năng của sản phẩm sao cho ngày một tốt hơn để cạnh tranh với sự đa dạng của thị trường cả về giá và chất lượng.
Hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện 2 lần lớn đó chính là vào năm 2013 và 2015 khi lần lượt nhà máy số 1 và số 2 đi vào hoạt động. Tại đó, dây chuyền công nghệ do các kỹ sư Hàn Quốc chuyển giao được Medistar tiếp nhận và thực hiện.
Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực sử dụng công nghệ lúc nào cũng được Medistar quan tâm bởi công ty quan niệm rằng sự phát triển của nhân viên cũng là sự phát triển của toàn công ty. Tổng giám đốc công ty, ông Đoàn Trung Đức cũng đã chia sẻ rằng: "Đầu tư trang thiết bị hạ tầng, tự động hóa máy móc, đẩy cao trình
ban đầu là mục tiêu tiên quyết, quyết định sự thành công của Medistar Việt Nam. Với dây chuyền hiện đại bậc nhất của Medistar Việt Nam hiện nay, chúng tôi cam kết với các đối tác về chất lượng, tiến độ cho mỗi sản phẩm do Medistar Việt Nam sản xuất"