Mục tiêu xuất khẩunông sản của Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 147)

5. Kết cấu của luận án

5.2.2.Mục tiêu xuất khẩunông sản của Việt Nam đến năm 2020

5.2.2.1. Mục tiêu tổng quát về xuất nhập h u hàng hóa

Theo chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa31 đã đƣợc phê duyệt thì tốc độ tăng trƣởng bình quân về xuất khẩu hàng hóa đạt 11%/năm giai đoạn 2016-2020; tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu chậm hơn tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu; cán cân thƣơng mại hƣớng tới cân bằng và thặng dƣ; trong cơ cấu xuất khẩu giảm dần tỷ trọng xuất khẩu thô (tỷ trọng xuất khẩu thô còn khoảng hơn 4% vào năm 2020) và nâng cao tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến; khai thác tốt các lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong xuất nhập khẩu nông sản; mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu nông sản theo hƣớng tích cực và chủ động.

5.2.2.2. Mục tiêu cụ thể về xuất h u nông sản

Giai đoạn 2016-2020, kinh tế toàn cầu có sự chuyển biến theo hƣớng ổn định và tích cực nên tăng trƣởng về xuất khẩu nông sản sẽ cao hơn giai đoạn trƣớc. Theo Quyết định 2471/QĐ-Tggphê duyệt chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ

31 Quyết định phê duyệt chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hƣớng 2030 của Thủ tƣớng Chính phủ, quyết định số 2471/QĐ-Tgg, năm 2011.

2011-2020 số hoạt động xuất khẩu nông sản nhằm thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau đây:

Xuất khẩu nông sản sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân từ 18- 22%/năm.

Tăng tỷ trọng hàng nông sản có chất lƣợng cao, đạt mức từ 40-60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản.

Tăng tỷ trọng xuất khẩu nông sản vào các thị trƣờng nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,… tập trung vào những nông sản có chất lƣợng cao.

Đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản qua các kênh phân phối hiện đại, tăng việc áp dụng giao dịch nông sản qua các hợp đồng nông sản. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng hàng nông sản đƣợc tiêu thụ qua các kênh phân phối nhƣ trung tâm thƣơng mại, siêu thị,… chiếm từ 25-35%.

Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu nông sản đến năm 2020 sẽ là châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dƣơng khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.

5.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến n m 2020

5.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

5.3.1.1. Dựa vào điều kiện tự nhiên vàkinh tế xã hội

Việt Nam có tài nguyên đất rất đa dạng về chủng loại kết hợp với điều kiện khí hậu phong phú phù hợp cho sản xuất và xuất khẩu nông sản của nhiều loại sản phẩm nông nghiệp nhƣ cây công nghiệp (cao su, cà phê, hồ tiêu,..), cây lƣơng thực (lúa, ngô, sắn,..) và các loại rau củ quả.

Tỷ lệ lao động sống ở khu vực nông thôn chiếm gần 70% đƣợc xem là lợi thế so với các quốc gia khác trong việc huy động và sử dụng nguồn lao động tại chỗ này.

Việt Nam là nƣớc đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng là một trong số các nội dung quan trọng của trong chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 6,8%/năm trong giai đoạn 1997-2013 và tỷ trọng

nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 18% trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của cả nƣớc cho thấy xuất khẩu nông sản vẫn là hƣớng đi phù hợp trong những năm tới.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ tác động làm cho quá trình phân công lao động quốc tế trở nên rõ nét hơn. Khi đó các nƣớc sẽ xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế và tập trung nhập khẩu những mặt hàng có ít hoặc không có lợi thế.

5.3.1.2. Dựa vào chủ trương, chính sách của Nhà nước

Đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng nông sản Việt Nam tại các thị trƣờng truyền thống; tạo bƣớc đột phá mở rộng các thị trƣờng xuất khẩu mới có tiềm năng tại các khu vực khác nhau.

Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thƣơng mại tại các khu vực thị trƣờng lớn và tiềm năng; tăng cƣờng bảo vệ hàng nông sản Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.

Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động rẻ, ô nhiễm môi trƣờng, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân thiện môi trƣờng, hạn chế sử dụng năng lƣợng và tài nguyên.

Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trƣờng của nƣớc ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang các thị trƣờng đã ký FTA. Tổ chức xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản Việt Nam tại thị trƣờng nƣớc ngoài.

5.3.1.3. Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng và các nhân tố tác động đến KNXK nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2013. Việc đi sâu phân tích các nhân tác động tích cực (tƣơng quan cùng chiều) và tiêu cực (tƣơng quan ngƣợc chiều) sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp phù hợp với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong tƣơng lai.

Trên cơ sở các căn cứ đƣa ra, một số giải pháp chính đƣợc đề xuất với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản (về sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu) dựa trên

việc phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung của cả nƣớc.

5.3.2. Các giải pháp cụ thể

5.3.2.1. Giải pháp dựa vào GDP

GDP là nhân tố đại diện cho quy mô của một nền kinh tế. Do vậy, nếu GDP của một nƣớc càng lớn tức là quy mô nền kinh tế nƣớc đó càng mạnh. Trên góc độ của kết quả nghiên cứu, nhân tố GDP đƣợc đề cập đến là GDP của Việt Nam và nƣớc đối tác. GDP của Việt Nam và nƣớc đối tác có tác động tích cực đến KNXK nông sản của Việt Nam. Trên thực tế, GDP của Việt Nam đã có sự tăng trƣởng tƣơng đối tốt trong những năm qua và theo các chuyên gia kinh tế thì tăng trƣởng này vẫn sẽ đƣợc duy trì ổn định trong thời gian tới. Thêm vào đó, kinh tế toàn cầu cũng đang có những chuyển biến tích cực mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giao lƣu hàng hóa giữa các quốc gia. Theo IMF (2014), kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trƣởng 3,8% vào năm 201632. Cũng trong năm 2016, các nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản,..) sẽ có tốc độ tăng trƣởng 2,4% và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ) sẽ có tốc độ tăng trƣởng 2,9%. Và để thúc đẩy xuất khẩu nông sản cần xây dựng chiến lƣợc cụ thể cho từng loại nông sản trên cơ sở phát huy những tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình. Khi đó, các nông sản chủ lực nhƣ gạo, cà phê vẫn là sự lựa chọn đƣợc ƣu tiên hàng đầu song cần có sự đầu tƣ hƣớng tới việc nâng cao chất lƣợng, phong phú về mẫu mã và chủng loại, … nhằm đáp ứng trình độ ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để phát triển một số nông sản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng ở Việt Nam nhƣ tiêu, điều, chè… nhằm phục vụ cho xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.3.2.2. Giải pháp dựa trên nhân tố dân số

Dân số Việt Nam đại diện cho khả năng cung nông sản và dân số của đối tác đại diện cho cầu về nông sản. Ở Việt Nam, tốc độ tăng của nguồn lao động tỷ lệ thuận với tốc độ tăng dân số. Trên thực tế, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có lợi thế về nguồn lao động. Tuy nhiên, chất lƣợng lao động lại đang là trở ngại lớn cho 32

Việt Nam khi tham gia cạnh tranh quốc tế. Theo đó, để tăng KNXK nông sản thì Việt Nam cần có một số giải pháp cụ thể dựa trên nhân tố dân số nhƣ:

- Tăng cƣờng đầu tƣ hỗ trợ các cấp thực hiện các hoạt động đào tạo và bồi dƣỡng, nhằm nâng cao nhận thức, trình độ năng lực, kỹ năng, tay nghề, tri thức khoa học cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên và ngƣời lao động trong các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu. Bồi dƣỡng kiến thức về hội nhập quốc tế cho lực lƣợng lao động và cán bộ trong các doanh nghiệp có liên quan đến xuất khẩu nông sản.

- Cần có các biện pháp khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học để triển khai kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao nhƣ nghiên cứu phát triển các loại giống cây trồng có năng suất cao và ít sâu bệnh, nghiên cứu các biện pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh,...

- Cần có chính sách thu hút những cán bộ và ngƣời lao động có trình độ tay nghề cao tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu. Cần ƣu tiên bố trí những ngƣời quản lý giỏi và lao động có trình độ vào hoạt động đối với những mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh cao.

- Với đối tác tiêu thụ nông sản của Việt Nam cần đƣợc chọn căn cứ vào quy mô dân số tại thị trƣờng đó. Vì đa phần nông sản là sản phẩm thiết yếunên thị trƣờng có dân số đông tức là khả năng tiêu thụ lớn sẽ luôn đƣợc ƣu tiên lựa chọn. Khi đó, các thị trƣờng cần tập trung sẽ là ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Sau khi đã lựa chọn đƣợc thị trƣờng, cần tập trung nghiên cứu và phân tích kỹ đặc điểm tại thị trƣờng đó để có chiến lƣợc sản xuất và xuất khẩu nông sản phù hợp trong thời gian dài.

5.3.2.3. Giải pháp dựa trên nhântố diện tích đất nông nghiệp

Quy mô diện tích đất nông nghiệp là nhân tố có tác động trực tiếp đến quy mô nông sản đƣợc tạo ra. Theo kết quả nghiên cứu, diện tích đất nông nghiệp gộp có tác động tích cực đến KNXK nông sản của Việt Nam. Với thực tế của Việt Nam hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang có xu hƣớng giảm mạnh do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Thêm vào đó, diện tích gieo trồng nông sản ở một số địa

phƣơng còn manh mún, chƣa tập trung làm cho quá trình thu hoạch gặp nhiều khó khăn đồng thời cũng gây ra những ảnh hƣởng nhất định về chất lƣợng của nông sản nói chung và nông sản xuất khẩu nói riêng. Trong thời gian tới, để tăng hiệu quả ngành trồng trọt nói chung và sản lƣợng nông sản xuất khẩu nói riêng cần có các biện pháp dồn điền đổi thửa nhằm tập trung sản xuất với quy mô lớn, nghiên cứu kỹ lƣỡng chất đất để bố trí trồng các loại nông sản phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần có các biện pháp thâm canh, chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng,...trên cơ sở khai thác đất đai một cách bền vững.

5.3.2.4. Giải pháp dựa trên nhân tố địa lý

Đã từ lâu, châu Á luôn là thị trƣờng thế mạnh và đầy tiềm năng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam đặc biệt là những nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Thực tế đã chứng minh, tỷ trọng nông sản xuất khẩu vào khu vực thị trƣờng này có biến động theo xu hƣớng tăng dần trong những năm qua (Nhật Bản là thị trƣờng xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam tại khu vực châu Á trong nhiều năm qua (đồ thị 4.13),Hàn Quốc là thị trƣờng đầy tiềm năng để xuất khẩu các loại củ quả của Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong vài năm gần đây,...). Vì thế, tiếp tục khai thác và phát triển nông sản tại khu vực thị trƣờng cũng là hƣớng đi phù hợp trong thời gian tới của Việt Nam.

Tuy nhiên, xét về lâu dài nông sản Việt Nam không chỉ dừng lại ở các thị trƣờng trong khu vực châu Á mà còn vƣơn ra các châu lục khác nhƣ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi... Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi việc đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, toàn diện và hiện đại để có thể giảm tối đa những khó khăn về khoảng cách địa lý với các nƣớc có quan hệ mua bán hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng.

5.3.2.5. Giải pháp dựa vào khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế

Khi nghiên cứu và lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu, cần xem xét đến nhân tố khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa hai quốc gia. Thông thƣờng, khi hai quốc gia không có khoảng cách lớn về kinh tế thì việc tiêu dùng hàng hóa của ngƣời dân về cơ bản không có sự khác biệt, tức là khuynh hƣớng và sở thích tiêu dùng khá giống nhau. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp hai quốc gia có khoảng cách lớn về kinh tế

thì việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu cần đƣợc phải phân tích kỹ lƣỡng. Theo kết quả đã nghiên cứu ở trên, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế có tác động tích cực đến KNXK nông sản của Việt Nam. Nhƣ vậy, thị trƣờng cần hƣớng tới cho mặt hàng nông sản là những thị trƣờng có trình độ phát triển kinh tế cao nhƣ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Khi đó, đòi hỏi các nông sản xuất khẩu vào những thị trƣờng này cần có chất lƣợng tốt để có thể vƣợt qua các rào cản thƣơng mại đến đƣợc tới tay ngƣời tiêu dùng.

5.3.2.6. Giải pháp về chính sách tỷ giá

Thời gian qua, chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có một số điều chỉnh khá linh hoạt với những biến động trên thế giới nói chung và trong nƣớc nói riêng. Nhà nƣớc chủ động điều chỉnh tỷ giá nhằm tạo nên sự phù hợp với chính sách tiền tệ cũng nhƣ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc. Dựa theo kết quả mô hình phân tích, chính sách tỷ giá có tác động lớn và cùng chiều đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Khi tỷ giá hối đoái (VND/USD) thực tế tăng thì lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động xuất khẩu sẽ không cao do chi phí trong nƣớc tăng. Để tránh những tác động lớn đến tình hình kinh tế nói chung, Nhà nƣớc cần có các biện pháp làm tăng tỷ giá thực của đồng VND so với đồng USD. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tăng chính sách tỷ giá sẽ gây ra những biến động nhất định về tình hình tài chính trong nƣớc nói chung và lãi suất tiền gửi nói riêng. Vì thế, việc áp dụng chính sách tỷ giá cần đƣợc thực hiện một cách linh hoạt căn cứ vào diễn biến thực tế của nền kinh tế kết hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc ở từng giai đoạn cụ thể.

5.3.2.7. Giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế

Việc ký kết các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do có thể mang đến nhiều lợi thế cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là đối với hàng nông sản. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của việc ký kết các Hiệp định thƣơng mại đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Yêu cầu đặt ra là cần thận trọng khi lựa chọn các mặt hàng nông sản trong đàm phán thƣơng mại về lộ trình cắt giảm thuế quan và phải chọn lựa những mặt hàng có nhiều lợi thế cho xuất khẩu trong đàm phán để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của các hiệp định thƣơng mại tự do.

Ngoài ra, Việt Nam cần tăng cƣờng hợp tác hơn nữa với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Một mặt cần phát huy hiệu quả của các hiệp định ký kết, một mặt cần tìm kiếm thêm những cơ hội mới thông qua việc ký kết các hiệp định, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.

5.3.2.8. Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản

Để nâng cao chất lƣợng nông sản xuất khẩu cần có sự đồng bộ từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ. Việc nghiên cứu giống mới và áp dụng công nghệ mới, hiện đại góp phần tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 147)