Tổng hợp dữ liệu

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 67)

5. Kết cấu của luận án

3.4.1. Tổng hợp dữ liệu

Kiểm tra dữ liệu

Trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc sẽ tiến hành so sánh, kiểm tra giữa các nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu trƣớc khi sử dụng để tính toán. Ngoài ra, kiểm tra dữ liệu nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch trong quá trình thu thập để có những điều chỉnh kịp thời. Từ đó sẽ hình thành nên bộ dữ liệu đầy đủ và chính xác nhất, đảm bảo việc phân tích sau này đƣợc chính xác và khách quan.

Sắp xếp dữ liệu

Dữ liệu kiểm tra xong sẽ đƣợc phân loại, sắp xếp theo một trình tự logic và khoa học cho phù hợp với nội dung các chỉ tiêu nghiên cứu. Có thể chia dữ liệu thành các nhóm sau:

- Nhóm 1: Dữ liệu chung về quốc gia (GDP, dân số, diện tích, lạm phát)[3], [37], [39], [89].

- Nhóm 2: Dữ liệu phản ánh quy mô xuất, nhập khẩu của quốc gia (KNXK, KNNK hàng hóa) [33], [34], [88], [89].

- Nhóm 3: Dữ liệu về quy mô xuất khẩu nông sản (kim ngạch nông sản xuất, số lƣợng nông sản xuất khẩu,…) [3], [33], [34], [88].

- Nhóm 4: Dữ liệu về các nhân tố có trong mô hình phân tích (tỷ giá, khoảng cách địa lý,…) [23], [60], [89].

Phân tổ dữ liệu

Để phân tích biến động về kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam, luận án sử dụng theo cách phân loại hàng hóa của SITC phiên bản 3 cụ thể nhƣ sau:

SITC 0: Lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống. 

SITC 1: Đồ uống và thuốc lá.

SITC 2: Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu.

SITC 3: Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và nguyên vật liệu liên quan.

SITC 4: Dầu, mỡ, sáp động, thực vật.

SITC 5: Hóa chất và sản phẩm liên quan.

SITC 6: Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu.

SITC 7: Máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng.

SITC 8: Hàng chế biến khác.

SITC 9: Nhóm hàng không thuộc các nhóm trên.

Nhƣ vậy, hàng hóa nói chung đƣợc chia thành 9 nhóm lớn, trong đó mỗi nhóm lớn lại đƣợc chi tiết thành các nhóm nhỏ (nhỏ nhất là chi tiết ở cấp độ 5 chữ số - có 3118 nhóm). Tuy nhiên, dựa theo khái niệm của WTO, nhóm hàng nông sản sử dụng để nghiên cứu sẽ bao gồm Lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống (SITC 0), Đồ uống và thuốc lá (SITC 1), Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu (SITC 2) và Dầu, mỡ, sáp động, thực vật (SITC 4). Trong nhóm SITC 2 không tính SITC 27 và SITC 28 vì đây không phải nông sản (theo khái niệm).

Từ nguồn dữ liệu đã thu thập đƣợc, luận án sử dụng hai công cụ chính để xử lý là phần mềm máy tính EXCEL (tính các chỉ tiêu tuyệt đối và tƣơng đối) và phần mềm chuyên dụng STATA (chạy mô hình phân tích hồi quy). Các dữ liệu sau khi tổng hợp sẽ đƣợc trình bày bằng hai hình thức chủ yếu là bảng thống kê và đồ thị thống kê.

3.4.2. Các phương pháp phân tíchdữ liệu

3.4.2.1. Phương pháp phân tích định tính

Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong phân tích các hiện tƣợng KTXH, dùng để phân tích các dữ liệu định tính không (hoặc rất khó) lƣợng hóa đƣợc bằng con số cụ thể. Trên cơ sở phân tích lý luận kết hợp với sự quan sát thực tế về các nhân tố nhằm đƣa ra những đánh giá, nhận xét cho hiện tƣợng nghiên cứu. Để thực hiện phƣơng pháp phân tích này, luận án sử dụng hai công cụ là phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp thảo luận. Trong đó, phƣơng pháp chuyên gia thực chất là việc thu thập thông tin qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố định tính đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Phƣơng pháp quan sát thực tế là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua các tri giác của ngƣời nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Nhƣ vậy, để nghiên cứu ảnh hƣởng của những dữ liệu định tính nhƣ rào cản thƣơng mại, trình độ phát triển khoa học công nghệ, chất lƣợng nông sản, chất lƣợng nguồn lao động,… đến hoạt động xuất khẩu nông sản luận án sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính để phân tích.

3.4.2.2. Phương pháp phân tích định lượng

Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để đánh giá kết quả cũng nhƣ xác định vị trí nhằm phát hiện các xu hƣớng biến động của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam theo thời gian. Đây là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về hiện tƣợng KTXH. Trong luận án, phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng để đánh giá sự biến động về số lƣợng và

kimngạch của nông sản của Việt Nam tại một số thị trƣờng nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định.

Phương pháp thống kê mô tả

Là phƣơng pháp sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập đƣợc trong quá trình thực hiện luận án. Bằng các chỉ tiêu nhƣ chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,… sẽ hình thành nên cái nhìn khái quát nhất về hoạt động xuất khẩu nông sản cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Phân tích thị phần hông đổi

Mô hình phân tích thị phần không đổi (CMS) đƣợc dùng để phân tích sự thay đổi của 3 nhân tố tác động là nhu cầu, cấu trúc và cạnh tranh đến sự tăng (giảm) xuất khẩu giữa hai quốc gia có quan hệ thƣơng mại [93], [94]. Phƣơng pháp này đã trở nên phổ biến trong phân tích kinh tế quốc tế với nhiều nghiên cứu thành công cả trên phƣơng diện thực nghiệm và lý thuyết nhƣ Richardson (1971) [77], [78], Hoen và Wagener (1989) [66],Fredoun (2006) [59], Feng và các cộng sự (2011) [56].

V ′ .. −V .. = rV.. + ∑(rir)Vi + ∑(Vi′−ViriVi )

i i

Trong đó: V..; V‟.. : Tổng KNXK của Việt Nam thời kỳ I và II

r : % tăng lên trong tổng xuất khẩu của thế giới từ thời kỳ I đến thời kỳ II

ri : % tăng lên trong tổng xuất khẩu của thế giới đối với mặt hàng i thời kỳ II so với thời kỳ I

Vi ;Vi ' : KNXK mặt hàng i của Việt Nam trong thời kỳ I và II

Khi đó:(V '.. −V.. ) > 0: Tổng KNXK của Việt Nam tăng lên qua 2 kỳ (V '.. −V.. ) = 0: Tổng KNXK của Việt Nam không thay đổi qua 2 kỳ

(V '.. −V.. ) < 0: Tổng KNXK của Việt Nam giảm qua 2 kỳ

Từ mô hình phân tích cho thấy, quyết định đến sự tăng (giảm hay không thay đổi) của (V '.. −V.. ) là do mức độ ảnh hƣởng cụ thể của các nhân tố nhƣ nhu cầu, cấu trúc và cạnh tranh.

Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là phƣơng pháp tìm ra mối quan hệ phụ thuộc của một biến (đƣợc gọi là biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (đƣợc gọi là các biến độc lập). Về bản chất, phƣơng phân tích hồi quy là một dạng của phƣơng pháp mô hình hóa.

 Cơ sở lựa chọn mô hình

Trên cơ sở của mô hình trọng lực kết hợp với các nghiên cứu trƣớc đây nhƣnghiên cứu của Aitken(1973) [40], Anderson (1979) [42] và sau đó là một loạt những nghiên cứu nhƣ của Bergstrand (1985) [47], của Ahmadi(1993) [41], của Gbetnkom và Khan (2002) [61], của Kandogan (2005) [69], của Idsardi (2010) [67] đã chứng minh đƣợc việc đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến kim ngạch trao đổi thƣơng mại quốc tế không chỉ dừng lại ở phƣơng pháp định tính mà cần phải lƣợng hóa bằng mô hình cụ thể [81], [83], [95].

Mô hình trọng lực là công cụ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về thƣơng mại quốc tế, để giải thích sự thay đổi của khối lƣợng hoặc chiều hƣớng thƣơng mại song phƣơng8 giữa các quốc gia. Do vậy, đây là mô hình chính đƣợc luận án sử dụng nhằm phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Việc lựa chọn các biến đƣa vào mô hình phân tích dựa trên cơ sở các nghiên cứu trƣớc đây mang một sốđặc điểm tƣơng đồng vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,... với Việt Nam. Cụ thể nhƣ sau:

- Các biến GDP của Việt Nam, GDP nƣớc xuất khẩu và biến khoảng cách về địa lý đƣợc xem là 3 biến không thể thiếu trong mô hình trọng lực (3 biến của mô hình trọng lực tổng quát).

- Biến dân số nƣớc xuất khẩu và dân số nƣớc nhập khẩu đƣợc sử dụng dựa theo nghiên cứu của Wei và các cộng sự (2012) [86]. Đây là nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Trung Quốc, một nƣớc có khá nhiều nét tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên, phong tục, thói quen, ẩm thực,... với Việt Nam (cùng thuộc khu vực châu Á).

-Biến lạm phát đƣợc đƣa vào mô hình phân tích dựa theo nghiên cứu của Hatab và các cộng sự (2010) [63]. Đây là nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Ai Cập. Giống với

Việt Nam, Ai Cập đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trên cơ sở khai thác và phát huy những lợi thế sẵn có của đất nƣớc (chiến lƣợc phát triển kinh tế giống nhau).

- Khoảng cách về kinh tế giữa hai nƣớc đƣợc sử dụng giống nhƣ nghiên cứu của Martínez-Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003) [75]. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Cameroon với một số mặt hàng nông sản, trong đó có cà phê. Việt Nam và Cameroon có nhiều nét tƣơng đồng về khí hậu cũng nhƣ cả hai nƣớc đều lấy nông nghiệp làm nền tảng để phát triển KTXH.

- Biến tỷ giá hối đoái đƣợc sử dụng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu củaGbetnkom và Khan (2002)[61]và Martínez-Zarzoso và Nowak-Lehmann (2003) [75].

- Biến độ mở nền kinh tế của Việt Nam đƣợc sử dụng giống nghiên cứu của Hatab và các cộng sự (2010)[63] đƣợc thực hiện tại Ai Cập.

- Các biến giả về tham gia các tổ chức quốc tế (WTO và APEC) đƣợc sử dụng trên cơ sở nghiên cứu của Malhotra và Stoyanov (2008) [73]và một số nghiên cứu [65], [79] nhƣng phù hợp với thực tế hiện nay của Việt Nam.

Nhƣ vậy, với các biến GDP, dân số, diện tích đất nông nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái, khoảng cách về địa lý, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, độ mở của nền kinh tế, WTO và APEC mô hình nhằm lƣợng hóa sự thay đổi của các nhân tố đến KNXK nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Khi đó, mô hình trọng lực có dạng cụ thể nhƣ sau: EXPORTijt = A×GDPβ1 ×GDPβ2×(POP * POP )β3 ×(LA N it* LANjt )β4 it jt it jtINFitβ 5 × DISijβ 6 × EDISijtβ 7 × ERitβ 8 ×OPENitβ 9 ×eWTOβ jt1 0* APEC ijtβ1 1*u ijt Trong đó:

EXPORTijt: KNXK nông sản của Việt Nam tới nƣớc j trong năm t

A: Hệ số hấp dẫn, cản trở thƣơng mại của Việt Nam với nƣớc j

GDPit; POPit; LANit; OPENit: Lần lƣợt là GDP, dân số, diện tích đất nông nghiệp và độ mở nền kinh tế của Việt Nam tại năm t

GDPjt; POPjt; LANjt: Lần lƣợt là GDP, dân số và diện tích đất nông nghiệp của nƣớc j tại năm t

INFit: Lạm phát của Việt Nam tại năm t

DISij: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nƣớc j

EDISijt: Khoảng cách về kinh tế giữa Việt Nam và nƣớc j vào năm t (đƣợc đo bằng chênh lệch về GDP bình quân đầu ngƣời giữa 2 quốc gia - lấy giá trị tuyệt đối)

ERit: Tỷ giá thực tế bình quân (USD/VNĐ) vào năm t

WTOjt: Là biến giả. Nhận giá trị 0 nếu nƣớc nhập khẩu nông sản của Việt Nam chƣa gia nhập WTO; nhận giá trị 1 nếu nƣớc nhập khẩu nông sản của Việt Nam là thành viên của WTO vào năm t

APECijt: Là biến giả. Nhận giá trị 0 nếu Việt Nam và nƣớc nhập khẩu không là thành viên của APEC năm t; nhận giá trị 1 nếu Việt Nam và nƣớc nhập khẩu đều là thành viên của APEC vào năm t

βi: là các hệ số thể hiện mức độ tác động của nhân tố i trong mô hình uijt: Sai số ngẫu nhiên

Mô hình này sẽ ƣớc lƣợng cho biến phụ thuộc là tổng KNXK nông sản của một quốc gia hoặc KNXK của một nông sản cụ thể. Ứng với từng mô hình, các biến độc lập sẽ có sự thanh đổi nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến KNXK của từng mặt hàng nông sản cụ thể.

Ở mô hình phân tích cho từng nông sản cụ thể sẽ xuất hiện trƣờng hợp các quan sát nhận giá trị 0 (tức là biến phụ thuộc không có số liệu vào một năm nào đó trong thời gian nghiên cứu). Điều này không có nghĩa giữa hai quốc gia không có quan hệ thƣơng mại. Do đó, để khắc phục trƣờng hợp này các biến phụ thuộc không có số liệu sẽ đƣợc chuyển từ EXPORTijt thành Ln(1+EXPORTijt) [74].

Trong quá trình phân tích, luận án sử dụng phƣơng pháp OLS thô (Pooled OLS) để ƣớc lƣợng cho mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, do các quan sát ở đây có sự thay đổi theo cả thời gian và không gian (dữ liệu bảng - panel data9) cho nên các mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model - FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) cũng đƣợc đề xuất sử dụng để phân tích. Nếu nhƣ phƣơng pháp OLS thô xem tất cả các hệ số đều không thay đổi trong điều kiện 9Các quan sát về một chỉ tiêu nào đó sẽ bao gồm quan sát chéo và quan sát theo thời gian.

không gian và thời gian khác nhau,mô hình FEM sẽ loại bỏ những biến có giá trị không thay đổi theo thời gian một cách mặc nhiên thì mô hình REM lại giả định rằng không có sự tƣơng quan giữa biến độc lập (biến giải thích) và sai số. Sau khi có kết quả sẽ tiến hành lần lƣợt các kiểm định sau để lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu [26].

(i) Kiểm định 1: Lựa chọn giữa OLS thô và FEM. Nếu OLS thô không xảy ra khuyết tật thì mô hình này đƣợc xem là tối ƣu. Còn nếu OLS thô xảy ra khuyết tật thì tiến hành kiểm định tiếp theo.

(ii) Kiểm định 2: Lựa chọn giữa FEM và REM. Sử dụng phƣơng pháp Hausman để lựa chọn 1 mô hình phù hợp. Sau khi đã lựa chọn đƣợc mô hình phân tích (FEM hoặc REM), tiếp tục tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình.

(iii)Kiểm định 3: Kiểm định các khuyết tật có khả năng xảy ra trong mô hình. 

Mô tả các biến và đƣa ra giả thuyết về xu hƣớng tác động của các biến tham gia trong mô hình

 GDP

Đây là biến đại diện cho quy mô nền kinh tế nên GDP có tƣơng quan với thƣơng mại của một quốc gia. Quy mô nền kinh tế càng lớn tức là hàng hóa sản xuất ra nhiều do đó làm tăng khả năng xuất khẩu đồng thời cũng làm tăng nhu cầu nhập khẩu một số hàng hóa khác để bổ sung cho sản xuất trong nƣớc. Và giả thuyết đưa ra là GDP của Việt Nam và GDP của nước xuất kh u có tác động cùng chiều với KNXK nông sản của Việt Nam.

Dân số (POP)

Biến này thể hiện qua số ngƣời dân sinh sống trong một quốc gia nên có khả năng đại diện cho sản xuất và tiêu dùng. Khi nghiên cứu với hoạt động xuất khẩu nông sản, biến dân số đƣợc sử dụng là dân số gộp chung của hai nƣớc. Giảthuyết đưa ra làdân số gộp chung của hai quốc gia có có tác động cùng chiều với KNXK nông sản của Việt Nam.

Diện tích đất nông nghiệp (LAN)

Đây là quy mô diện tích dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp của một quốc gia nhằm đại diện cho khả năng sản xuất tại quốc gia đó. Biến này đƣợc đƣa

vào mô hình là diện tích đất nông nghiệp gộp chung của hai quốc gia. Giả thuyết sẽ là diện tích đất nông nghiệp gộp chung của hai quốc gia có tác động cùng chiều (tác động chính là do diện tích đất nông nghiệp của nước xuất kh u) đến KNXK nông sản của Việt Nam.

Lạm phát (INF)

Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Biến này có thể nhận dấu âm hoặc dƣơng tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu tác động của lạm phát đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam thì giả thuyết đưa ra là lạm phát có tương quan cùng chiều với KNXK nông sản.

Khoảng cách về địa lý (DIS)

Là khoảng cách từ thủ đô giữa hai nƣớc có quan hệ trao đổi hàng hóa, nông sản với nhau. Thực tế cho thấy, khoảng cách càng lớn chi phí vận tải sẽ càng cao, việc đảm bảo chất lƣợng cho nông sản sẽ càng khó khăn hơn. Vì thế, giả thuyết đưa ra là hoảng cách về địa lý có tương quan ngược chiều với hoạt động xuất kh u nông sản của Việt Nam.

Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế (EDIS)

Là khoảng cách về thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa hai quốc gia có quan

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w