Lý luận về các nhântố ảnh hƣởng đến xuất khẩunông sản

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 48)

5. Kết cấu của luận án

2.3. Lý luận về các nhântố ảnh hƣởng đến xuất khẩunông sản

2.3.1. Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động không thể tách rời nhau để hình thành nên luồng TMQT nói chung. Giả sử hai nƣớc A và B có quan hệ trao đổi hàng hóa với nhau thì lƣợng hàng hóa xuất khẩu của nƣớc A sang nƣớc B cũng chính là lƣợng hàng hóa nhập khẩu của nƣớc B từ nƣớc A. Vì thế, khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia sẽ không đơn thuần chỉ nằm bên trong quốc gia đó mà còn liên quan trực tiếp đến quốc gia nhập khẩu. Nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến (2008) đã mô phỏng đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến luồng TMQT bằng 3 nhóm nhân tố chính và đƣợc cụ thể qua sơ đồ sau:

Biên giới Biên giới nƣớc

nƣớc xuất nhập khẩu Đẩy khẩu H t Nƣớc uất hẩu Nƣớc nhập hẩu Năng lực sản xuất của nƣớc xuất khẩu Chính sách khuyến khích/quản lý xuất khẩu Khoảng cách giữa hai nƣớc Chính sách khuyến khích/quản lý nhập khẩu Sức mua của thị trƣờng nhập khẩu Các nhân tố ảnh hƣởng đến cung Các nhân tố hấp dẫn/cản trở Các nhân tố ảnh hƣởng đến cầu

Các nhân tố ảnh hƣởng đến luồng thƣơng mại quốc tê

Sơ đồ 2.1. Mô hình trọng lực trong thƣơng mại quốc tế

Trong đó, nhóm các nhân tố ảnh hƣởng đến cung của nƣớc xuất khẩu (thể hiện năng lực sản xuất của nƣớc xuất khẩu) bao gồm: quy mô nền kinh tế (GDP), quy mô dân số; nhóm nhân tố ảnh hƣởng đến cầu của nƣớc nhập khẩu (thể hiện sức mua của thị trƣờng nƣớc nhập khẩu) bao gồm quy mô dân số, quy mô nền kinh tế (GDP); nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở bao gồm các chính sách quản lý hoặc khuyến khích xuất khẩu/nhập khẩu, khoảng cách giữa hai quốc gia (thƣờng xét trên hai khía cạnh là khoảng cách địa lý và khoảng cách trình độ phát triển kinh tế). Cả ba nhóm nhân tố trên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động trao đổi, lƣu thông hàng hóa giữa các quốc gia, chúng vừa có tác động hút (nƣớc nhập khẩu) và cũng có tác động đẩy (nƣớc xuất khẩu) giúp quá trình lƣu thông hàng hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Mô hình trọng lực đầu tiên đƣợc áp dụng bởi Tinbergen (1962) [85] và Linnemann (1966) [72] với dạng đơn giản nhƣ sau:

Tij = AYi β1Y jβ2DISijβ3euij

Trong đó:

Tij: Kim ngạch trao đổi thƣơng mại giữa quốc gia i và quốc gia j

A: Hệ số hấp dẫn hay cản trở

Yi: Quy mô nền kinh tế của quốc gia i

Yj: Quy mô nền kinh tế của quốc gia j

DISij: Khoảng cách giữa hai quốc gia ij

β1; β2; β3: Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mô hình uij: Sai số ngẫu nhiên

Về cơ bản mô hình trên đã lƣợng hóa đƣợc ảnh hƣởng của 3 nhân tố cơ bản là quy mô nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu và khoảng cách giữa hai quốc gia đến kim ngạch trao đổi thƣơng mại giữa hai quốc gia.

Các nghiên cứu sau đó trên cơ sở của mô hình này đã phát triển và bổ sung thêm các nhân tố khác vào mô hình nhƣ nghiên cứu của Gbetnkom và Khan (2002) [61], Erdem và Nazlioglu (2008) [52], Hatab, Romstad và Huo (2010)[63] và một số nghiên cứu khác.Theo đó, tác động đến kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia không chỉ có quy mô nền kinh tế (thƣờng đƣợc thể hiện bằng GDP) của hai quốc gia, khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia mà còn có một số nhân tố khác nhƣ quy mô dân số của hai quốc gia, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách liên

quan đến rào cản thƣơng mại, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa hai quốc gia,...

Ngoài mô hình trọng lực, trong phân tích về thƣơng mại có thể sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa. Đây là mô hình cân bằng đƣợc đề cập tới tất cả các thị trƣờng nhằm mục đích khái quát chung song cũng thể hiện đƣợc tính phức tạp về mặt cấu trúc của thị trƣờng. Tuy nhiên, việc tiến hành nghiên cứu thực tế với mô hình này trở nên vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì thế, mô hình trọng lực cho thấy sự phù hợp và tính khả thi cao nên luôn đƣợc ƣu tiên lựa chọn khi phân tích về thƣơng mại giữa các quốc gia.

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản

Dựa vào mô hình trọng lực cho thấy ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản có rất nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó, có những nhân tố thuộc về bản thân nƣớc xuất khẩu song lại có những nhân tố thuộc về đối tác hoặc cũng có thể là các nhân tố từ bên ngoài tác động đến. Qua phân tích về mặt lý luận có thể đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu nông sản bao gồm:

Quy mô nền kinh tế của nước xuất kh u (GDP)

Theo lý thuyết kinh tế, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia tăng lên sẽ đồng nghĩa với lƣợng cung hàng tăng lên và cơ hội xuất khẩu hàng hóa sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng của nhân tố này đối với KNXK của từng nƣớc và mặt hàng khác nhau lại có sự khác nhau. Chẳng hạn: với nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực phát triển thì kim ngạch xuất khẩu và GDP có quan hệ chặt chẽ với nhau. Song, với nền kinh tế không lấy xuất khẩu làm mục tiêu chính thì lƣợng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra trong nƣớc chƣa hẳn đã phục vụ cho hoạt động xuất khẩu - tức là kim ngạch xuất khẩu và GDP ít có liên quan tới nhau. Còn khi khả năng sản xuất tăng, giá trị sản xuất của quốc gia giảm xuống thì trƣờng hợp này GDP sẽ có tác động ngƣợc chiều với kim ngạch xuất khẩu. Về mặt lý thuyết có thể đƣa ra nhiều tình huống khác nhau với mức độ tác động của quy mô nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu đến kim ngạch xuất khẩu. Song trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hai nhân tố này cho thấy mối quan hệ cùng chiều và chặt chẽ với nhau.

Quy mô nền kinh tế của nước nhập kh u (GDP)

Quy mô nền kinh tế nƣớc nhập khẩu có ảnh hƣởng lớn đến kim ngạch thƣơng mại giữa hai quốc gia. Tức là, GDP của nƣớc nhập khẩu lớn sẽ cho thấy nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của nƣớc đó tăng lên. Tuy nhiên, khi GDP của một quốc gia tăng cho thấy khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng theo. Vì thế cơ hội cạnh tranh của sản phẩm ngoài nƣớc với sản phẩm trong nƣớc sẽ càng gay gắt. Không chỉ vậy, mức cầu nƣớc nhập khẩu của một quốc gia là cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức thiết yếu của từng loại hàng hóa khác nhau. Chẳng hạn, với những hàng hóa thứ cấp khi mức sống tăng, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm. Với hàng hóa thông thƣờng khi thu nhập tăng, cầu về hàng hóa đó cũng tăng theo song cùng với nó là sự tăng lên của chất lƣợng sản phẩm. Song, với hàng hóa xa xỉ thì cầu và thu nhập lại tỷ lệ thuận với nhau. Tuy vậy, việc xác định hàng hóa thứ cấp, hàng hóa thiết yếuhay hàng hóa xa xỉ lại còn tùy thuộc vào quốc gia đó là xuất khẩu hay nhập khẩu. Đây là nguyên nhân dẫn đến KNNK của quốc gia đó tăng hay giảm? Trên thực tế rất khó để khẳng định rõ ràng đƣợc tác động của quy mô nền kinh tế nƣớc nhập khẩu với KNXK là tác động cùng chiều hay ngƣợc chiều. Tuy nhiên, do nông sản là mặt hàng thiết yếunên hầu hết các quốc gia đều quan trọng thứ hàng hóa này để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của ngƣời dân. Điều này có nghĩa khi GDP nƣớc nhập khẩu tăng lên thì quốc gia đó đã tập trung sản xuất để gia tăng sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng nông sản trong nƣớc - đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm đi. Khi đó, tác động của quy mô nền kinh tế nƣớc nhập khẩu tới KNXK là tác động ngƣợc chiều.

Dân số nước xuất kh u

Dân số là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của một quốc gia. Mức độ tác động của dân số đến KNXK hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng có thể phân tích ở các góc độ khác nhau cụ thể nhƣ sau:

 Ở góc độ nguồn lao động, khi dân số tăng thì quy mô nguồn lao động tăng góp phần tăng khả năng sản xuất và tăng lƣợng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tăng lƣợng hàng hóa xuất khẩu tạo nên sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhiều hơn…[20]. Đây sẽ là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc cần phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm góp

phần làm lƣợng cung hàng tăng lên và do đó xuất khẩu sẽ có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó còn đòi hỏi nguồn lao động không chỉ tăng về mặt số lƣợng mà còn phải nâng cao về chất lƣợng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nguồn lao động có trình độ cao sẽ dần thay thế lao động phổ thông. Vì thế, khi xem xét nhân tố này cần có sự kết hợp cả số lƣợng và chất lƣợng thì kết quả phản ánh mới đầy đủ và chính xác.Nhƣ vậy, ở góc độ này dân số nƣớc xuất khẩu (nguồn lao động) có tác động cùng chiều với KNXK.

Ở một góc độ khác, khi dân số tăng nhanh đại diện cho quy mô thị trƣờng lớn (cầu hàng hóa trong nƣớc tăng) sẽ gây ra ảnh hƣởng đến việc bán hàng ra thị trƣờng quốc tế, làm giảm tính năng động của các doanh nghiệp trong nƣớc dẫn đến kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Điều này có nghĩa, hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc (ít quan tâm đến xuất khẩu). Vì thế, trƣờng hợp này dân số có tác động ngƣợc chiều với KNXK hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng.

Nhƣ vậy, trên phƣơng diện lý thuyết dân số nƣớc xuất khẩu có thể tác động cùng chiều hoặc ngƣợc chiều với KNXK nông sản của một quốc gia.

Dân số nước nhập kh u

Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu với dân số nƣớc xuất khẩu, khi quy mô dân số tăng sẽ kéo theo cầu hàng hóa mà đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu nhƣ nông sản tăng lên, gây ra những ảnh hƣởng nhất định đến kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đối tác. Tuy vậy, mức độ tác động của nhân tố này là cùng chiều hay ngƣợc chiều lại phụ thuộc vào điều kiện cụ thể cũng nhƣ chất lƣợng nguồn lao động của mỗi quốc gia. Cụ thể: (i) Dân số tăng cũng tức là lƣợng cầu tăng khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng tức là KNXK của đối tác tăng. (ii) Dân số tăng khiến quy mô lao động trong nƣớc tăng làm tăng khả năng sản xuất dẫn tới tăng quy mô và kết quả sản xuất. Khi đó, sản xuất trong nƣớc cũng đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc dẫn đến KNNK hàng hóa giảm (cũng tức là KNXK của quốc gia đối tác giảm).

Qua phân tích trên cho thấy xu hƣớng tác động của dân số nƣớc nhập khẩu và dân số nƣớc xuất khẩu là giống nhau.

Diện tích đất nông nghiệp nước xuất kh u

Đây là diện tích đất đai dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của một quốc gia. Do vậy, diện tích đất nông nghiệp lớn hay nhỏ không chỉ quyết định đến quy mô sản xuất trong nƣớc mà còn ảnh hƣởng tới chiến lƣợc xuất nhập khẩu nông sản tại quốc gia đó. Về mặt tổng quát, khi xét với nƣớc xuất khẩu thì diện tích đất nông nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tức là, khi diện tích đất nông nghiệp tăng, quy mô sản xuất đƣợc mở rộng, sản lƣợng hàng hóa nhiều làm cho lƣợng cung hàng xuất khẩu tăng lên và nhu cầu nhập khẩu nông sản giảm.Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhân tố này cần căn cứ vào thực tế hiện nay đó là quá trình đô thị hóa nói chung đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến khả năng để tăng về mặt quy mô diện tích là rất khó. Hơn nữa, việc tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp sẽ cho thấy tác động rõ hơn đến từng loại nông sản cụ thể (nông sản khác nhau sẽ phù hợp với điều kiện đất đai khác nhau).

Diện tích đất nông nghiệp của nước nhập kh u

Tƣơng tự nhƣ nghiên cứu với nƣớc xuất khẩu, diện tích đất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của một quốc gia nói chung và quốc gia nhập khẩu nói riêng. Đối với nƣớc nhập khẩu, khi quy mô diện tích đất nông nghiệp lớn tức là quy mô sản xuất nông nghiệp đƣợc mở rộng làm sản lƣợng nông sản tăng lên. Khi đó, nhu cầu nhập khẩu nông sản từ các quốc gia khác giảm tức là KNXK của đối tác giảm. Điều này có nghĩa tác động của diện tích nông nghiệp nƣớc nhập khẩu đến KNXK nông sản của nƣớc đối tác là ngƣợc chiều. Song sẽ chính xác hơn khi nghiên cứu cho từng mặt hàng nông sản cụ thể vì đất đai ở nhƣ khu vực khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau.

Chất lượng nông sản

Chất lƣợng nông sản có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Tại một số thị trƣờng lớn nhƣ EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ chất lƣợng nông sản đƣợc đề cập đến nhƣ một tiêu chí quyết định đến việc cho phép hay không cho phép hoạt động nhập khẩu mặt hàng này. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa làm cho các quốc gia luôn phải nỗ lực cải thiện về chất lƣợng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc các đối thủ. Có thể nói, đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh mức độ thỏa mãn về nhu cầu của ngƣời tiêu dùng thông qua phẩm chất, sở thích,

quy cách, tập quán tiêu dùng,… Nhƣ vậy, về mặt lý luận cho thấy chất lƣợng nông sản với KNXK luôn tồn tại mối quan hệ cùng chiều.

Giá nông sản của thị trường thế giới

Giá nông sản xuất khẩu cao hay thấp có tác động lớn đến hoạt động sản xuất trong nƣớc, từ đó ảnh hƣởng đến quy mô hàng xuất khẩu (nhập khẩu) của một quốc gia. Khi giá xuất khẩu một mặt hàng nông sản nào đó cao với điều kiện quốc gia đó có lợi thế nhất định để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thì quốc gia sẽ có hƣớng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cho đất nƣớc, song giá xuất khẩu cao lại khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong nƣớc giảm. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu là một trong hai nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến KNXK hàng hóa. Bởi vậy, giá xuất khẩu tăng sẽ làm KNXK hàng hóa tăng (tác động cùng chiều) và gƣợc lại.

Lạm phát

Lạm phát là sự mất giá trị thị trƣờng hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi đem chỉ tiêu này so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát đƣợc hiểu là sự phá giá của đồng tiền nội tệ so với các đồng tiền ngoại tệ. Nhƣ vậy, lạm phát sẽ gây ra tác động nhất định đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Trên thực tế, khi lạm phát tăng sẽ đẩy giá hàng hóa trong nƣớc nâng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp nƣớc ngoài qua đó ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Khi lạm phát giảm sẽ tức là giá hàng hóa trong nƣớc giảm làm tăng năng lực cạnh tranh khiến cho lƣợng hàng hóa trong nƣớc xuất khẩu đƣợc nhiều hơn. Thêm vào đó, thƣơng mại nông sản vẫn đƣợc xếp vào lĩnh vực khá nhạy cảm hiện nay…Nhƣ vậy, nhân tố lạm phát tác động ngƣợc chiều đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất kh u

Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu có ảnh hƣởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn nhƣ: (i) Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: Mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho tàng…hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng nhƣ đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất khẩu. (ii) Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép

Một phần của tài liệu LUAN-AN-2_6_16 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w