Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 156 - 157)

5. Những đóng góp mới của luận án

4.2.6.Nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

4.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành CBGXK tỉnh Bình Định.

4.2.6.2. Cơ sở của giải pháp

Phân tích yếu tố môi trường bên ngoài cho thấy, NNL đầu vào hạn chế nên còn phụ thuộc vào NK, công nghiệp phụ trợ kém phát triển. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá NLCT SPGXK theo quan điểm chuỗi giá trị cho thấy, nguyên liệu đầu vào phụ thuộc NK, đặc biệt là phụ liệu đầu vào phải nhập đến 78,95%. Thêm vào đó, phân tích cơ hội và thách thức cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ là cơ hội cho việc thu hút đầu tư và tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại. Với thực trạng trên, để chủ động trong hoạt động sản xuất và nâng cao NLCT SPGXK của tỉnh thì việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là cần thiết. Muốn vậy cần thực hiện các giải pháp sau:

4.2.6.3. Một số giải pháp cụ thể

Chủ thể thực hiện giải pháp này là UBND tỉnh Bình Định vì để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ thì cần có sự đóng góp tiên quyết của chính quyền địa phương. Do đó, để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, UBND tỉnh Bình Định cần:

- Tạo dựng môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng phụ trợ cho ngành CBGXK

UBND tỉnh Bình Định cần quy hoạch các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành CBGXK. Đồng thời xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành này như giảm giá thuê đất, giảm bớt thủ tục hành chính, giảm thuế trong thời gian đầu,…kêu gọi và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất sản phẩm phụ trợ cho ngành CBGXK.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Hình thành các khu, cụm sản xuất linh kiện và vật liệu phụ trợ cho ngành CBGXK tỉnh Bình Định. Đồng thời, phải đẩy mạnh xây dựng mặt bằng, hoàn thiện các cơ sở giao thông, hệ thống mạng lưới điện, viễn thông cho các DN vận hành hiệu quả.

- Ngoài ra, để hỗ trợ cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, UBND tỉnh cần kêu gọi, khuyến khích các cơ sở đào tạo tại địa phương và trong nước đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phụ trợ như: Đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, cơ khí, công nghiệp chế biến sơn, keo. Tuyển chọn và cử người đi đào tạo các chuyên ngành liên quan đến công nghiệp phụ trợ cho ngành CBG, đặt hàng đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Hoặc thuê chuyên gia, những người có trình độ chuyên môn cao ở trong và ngoài nước đào tạo đặt hàng cho đội ngũ lao động của công nghiệp phụ trợ cho ngành CBG.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 156 - 157)