Những chính sách của tỉnh Bình Định về phát triển Ngành chế biến gỗ xuất

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 63 - 65)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.1.5. Những chính sách của tỉnh Bình Định về phát triển Ngành chế biến gỗ xuất

khẩu của tỉnh, giai đoạn 2012-2017

Để thấy được vai trò đóng góp của chính quyền địa phương đối với ngành CBGXK của tỉnh, luận án đã tiến hành thống kế các chính sách, các quyết định có liên quan đến ngành CBGXK như sau:

Quyết định của UBND tỉnh Bình Định, số 502/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành “Đề án phát triển hàng xuất khẩu tỉnh Bình Định đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Nội dung của đề án này đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động XK trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2001-2010, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển hàng XK giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, đề án đặc biệt quan tâm đến nhóm, mặt hàng lâm sản, cụ thể là Để đảm bảo phát triển bền vững nhóm mặt hàng lâm sản, trong thời gian đến ngoài việc đẩy mạnh NK nguyên liệu gỗ còn phải tích cực triển khai công tác trồng rừng và chăm sóc, bảo vệ rừng, nhất là rừng tự nhiên; có kế hoạch quản lý, khai thác hợp lý lượng gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và bổ sung nguồn nguyên liệu cho các DN”. Phấn đấu đến năm 2020 đạt từ 500 triệu USD trở lên. Giá trị kim ngạch XK giai đoạn 2016-2020 là 2.295 triệu USD, tăng 4,6%/năm, gồm các mặt hàng chủ lực: Sản phẩm đồ gỗ đến năm 2020 khối lượng XK 285 nghìn m3, giá trị XK 435 triệu USD; Bột giấy đến năm 2020 số lượng XK 100.000 tấn, giá trị XK đạt 50 triệu USD”. Bên cạnh đó, đề án còn đưa ra các giải pháp và cách thức thực hiện cho mỗi kế hoạch và phương hướng đưa ra. Với đề án này, ngành chế biến gỗ được định hướng phát triển tương đối rõ ràng, định hình được lộ rình phát triển cho ngành CBG XK tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011-2015 và lâu dài đến năm 2020.

Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 13 tháng 5 năm 2011, về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất trên địa bàn tỉnh Bình Định. Nội dung của quyết định là đưa ra quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất SPG nội thất trên địa bàn tỉnh Bình Định như: thứ nhất, khi thực hiện đầu tư dự án, nhà đầu tư sản xuất SPG nội thất được ngân sách hỗ trợ một số khoản chi phí (Hỗ trợ 100% chi phí lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư mới; Hỗ trợ 15% so với tổng chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư mới ...).

Thứ hai, mỗi năm, DN được hỗ trợ 01 lần tham gia trực tiếp tại hội chợ, triển lãm trong nước và 01 lần tham gia trực tiếp tại hội chợ, triển lãm nước ngoài. Mức hỗ trợ

bằng 100% mức chi thực tế, nhưng không quá 150 triệu đồng/DN khi tham dự ở nước ngoài và 30 triệu đồng/DN khi tham dự ở trong nước. Nội dung hỗ trợ bao gồm chi phí thuê gian hàng hoặc mặt bằng, Chi phí vận chuyển hàng mẫu... Thứ ba, mỗi năm, DN được hỗ trợ 01 lần cho 01 người trực tiếp đi tham quan trong nước để học tập kinh nghiệm sản xuất sản phẩm gỗ nội thất. Mức hỗ trợ thực hiện bằng 50% mức chi thực tế, tối đa không quá 05 triệu đồng/người cho các khoản chi phí đi lại, ăn, ở.

Công văn số 2852/UBND- KTN ngày 19/7/2013 về việc hỗ trợ phát triển các DN ngành gỗ, lâm sản trên địa bàn tỉnh Bình Định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

Mục tiêu của công văn này là đề nghị ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng tiếp tục hỗ trợ cung ứng vốn tín dụng cho các DN CBG tỉnh Bình Định. Nhất là các DN thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ sản phẩm ngoài trời sang sản phẩm trong nhà, cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn bằng ngoại tệ đối với khách hàng ngành gỗ, cho vay hỗ trợ cơ cấu tài chính, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và phí dịch vụ, ưu tiền về lãi suất và phí cho vay... nhằm giúp cho các DN vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Nội dung của Công văn này xuất phát từ Văn bảng số 2164/CV-QHKHDN ngày 06/5/2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam về việc hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với các DN gỗ lâm sản tỉnh Bình Định. Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến “... Để tạo điều kiện hỗtrợ các DN gỗ lâm sản trên địa bàn tỉnh vượt qua khó khăn và nâng cao hiệu quả các giải pháp hỗ trợ tín dụng của BIDV và các giải pháp phát triển của các sở ngành có liên quan. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung để hỗ trợ DN CBG lâm sản trên địa bàn phục hồi sản xuất và phát triển”. Đối tượng được đề cập trong công văn này bao gồm các DN CBG trên địa bàn tỉnh, Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định, Sở Công thương, các sở, ngành và địa phương liên quan, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng.

Quyết định số 1398/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 07 tháng 5 năm 2014, về việc phê duyệt Đề án nâng cao NLCT các sản phẩm chủ yếu chế biến từ nông, lâm, thủy sản và các ngành dịch vụ xuất khẩu tỉnh Bình Định đến năm 2020.

Mục tiêu của đề án này là: (1) Phát triển và nâng cao NLCT các sản phẩm chế biến từ nông, lâm, thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 với tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả và bền vững; trên cơ sở đầu tư đổi mới, đầu tư chiều sâu máy móc, trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; (2) Phát triển các yếu tố tạo nền tảng cho tăng năng suất nhanh, bền vững thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng cường cải cách hành chính; (3) Phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao phục vụ quá trình CNH-HĐH, đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong

đó, riêng nhóm mặt hàng chế biến từ lâm sản trong giai đoạn 2011 - 2020, nhóm hàng lâm sản ước thực hiện 3,498 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 5,1%/năm. Gồm các mặt hàng chủ yếu như: gỗ tinh chế đến năm 2020, giá trị 460 triệu USD; dăm gỗ, bột giấy đến năm 2020, giá trị 80 triệu USD; hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, mây, tre nứa thì trước mắt tập trung ổn định và phát triển quy mô sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ nội địa và XK, đầu tư cải tạo cảnh quan môi trường phục vụ du lịch. Thời gian đến, tính toán các nguồn lực để có kế hoạch đầu tư đổi mới một số thiết bị tiên tiến phù hợp với công nghệ sản xuất như sấy gỗ, sơn cao cấp …

Quyết định số 4016/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 của ban quản lý dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Định. Nội dung của quyết định này là Phê duyệt Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 của Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Định. Mục tiêu của quyết định phê duyệt dự án nhằm: (1)Quản lý bảo vệ vốn rừng hiện có, đầu tư xây dựng phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ngập mặn bền vững. Phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, đến năm 2020 nâng độ che phủ rừng trên 52% góp phần cải thiện môi trường, cân bằng sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy và bảo tồn tính đa dạng sinh học; (2)Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng rừng bằng các loài cây kinh tế, đáp ứng nhu cầu lâm sản cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng; (3) Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội địa phương.

Quyết định này vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa có ý nghĩa về mặt xã hội đối với tỉnh Bình Định nói chung. Riêng đối với ngành CBG tỉnh Bình Định, nếu dự án này đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội rất lớn cho ngành trong việc đáp ứng NNL đầu vào, một yếu tố đang ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành. Bởi vì, ngành CBGXK tỉnh Bình Định còn phụ thuộc rất lớn vào NNL ngoại nhập.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w