Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm gỗ xuất

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 38 - 39)

5. Những đóng góp mới của luận án

1.2.1.Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm gỗ xuất

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm gỗxuất khẩu xuất khẩu

1.2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh đó, SPXK chịu sự cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có nhiều khái niệm diễn tả NLCT SPXK. Gần đây cũng có một quan niệm về NLCT SPXK được đề xuất đó là sự vượt trội sản phẩm của một quốc gia so với các sản

phẩm cùng loại của các quốc gia khác về chất lượng và giá cả, với cùng điều kiện đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu (NK) trong cùng một thời điểm [55].

Tuy nhiên, ngày nay vấn đề cạnh tranh không chỉ còn là việc so sánh giữa giá cả và chất lượng mà còn nhiều yếu tố khác như thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, sự độc đáo của sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm,…. Nếu sản phẩm chỉ có giá rẻ hơn hoặc chất lượng hơn chưa chắc đã thuyết phục người tiêu dùng chọn mua.

Với cách nhìn nhận như trên kết hợp với sự kế thừa từ khái niệm NLCT sản phẩm tác giả đề xuất khái niệm NLCT SPXK là sự vượt trội cả về định tính (gồm: chất lượng, thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,... ) và định lượng (gồm: giá bán, thị phần, sản lượng, doanh thu,...) của một sản phẩm xuất khẩu so với các sản phẩm cùng loại ở thị trường nước ngoài tại cùng một thời điểm.

Đồng thời để đánh giá NLCT SPXK cần sử dụng các tiêu chí như: chất lượng, số lượng sản phẩm bán ra, doanh thu, giá cả, thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng, sự độc đáo, sự khác biệt của sản phẩm, …. so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh tại thời điểm nghiên cứu.

Ngoài các tiêu chí nêu trên, NLCT của SPXK còn được đánh giá thông qua lợi thế so sánh của sản phẩm đó. Do vậy, người ta thường dùng các tiêu chí đo lường lợi thế so sánh như: Hệ số lợi thế so sánh (RCA), Hệ số nội địa hóa (DRC) hay chỉ số cạnh tranh thương mại (TC) để so sánh sự lợi thế hay bất lợi của sản phẩm trên thị trường thế giới, từ đó làm cơ sở để đánh giá NLCT cho SPXK[21].

1.2.2.2. Năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu

Đến nay, vẫn chưa có nhiều khái niệm đề cập đến NLCT SPGXK mặc dù hiện nay họat động thương mại xuất nhập khẩu SPG diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam và thế giới. Gần đây, có một quan điểm về NLCT SPGXK đó là sự vượt trội SPGXK của một quốc gia so với các SPG cùng loại của các quốc gia khác về chất lượng, giá cả, với điều kiện cùng đáp ứng được yêu cầu của thị trường NK trong cùng một thời điểm [55].

Tuy nhiên, tương tự như lập luận ở trên, quan điểm NLCT SPGXK này chưa bao hàm hết tính cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy, NCS cho rằng NLCT SPGXK đó là sự vượt trội cả về định tính (gồm: chất lượng, thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,...) và định lượng (gồm: giá bán, thị phần, sản lượng, doanh thu,...) của SPGXK so với các SPG cùng loại ở thị trường nước ngoài tại cùng một thời điểm.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 38 - 39)