Nhóm giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 149 - 150)

5. Những đóng góp mới của luận án

4.2.1Nhóm giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Tăng khả năng tự chủ nguyên liệu cho các DN CBGXK tỉnh Bình Định, từ đó góp phần làm tăng NLCT cho SPGXK tỉnh Bình Định.

4.2.1.2. Cơ sở của giải pháp

Kết quả đánh giá NLCT SPGXK theo quan điểm chuỗi giá trị cũng như phân tích yếu tố môi trường bên ngoài cho thấy các DN CBG tỉnh Bình Định phụ thuộc vào NK, đặc biệt là phụ liệu đầu vào phải nhập đến 78,95%. Hơn nữa, phân tích yếu tố ảnh hưởng nội tại cho thấy, yếu tố NNL lại có mức ảnh hưởng khá và đến NLCT SPGXK tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cơ hội và thách thức cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ là cơ hội cho việc mở rộng thị trường nguyên liệu đầu vào của các DNCBGXK tỉnh Bình Định.

4.2.1.3. Những giải pháp cụ thể nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào

- Về phía các DN CBGXK, để thực hiện giải pháp này, cần:

+ Tăng cường trồng rừng, xây dựng mối liên kết giữa các DN với nhau và tăng cường hợp tác với người dân

Hiện nay, Chính phủ đang có chính sách giao đất trồng rừng cho người dân, với chính sách này các DN cần đầu tư tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho chính mình như kết hợp với người dân trồng rừng, đầu tư giống, vốn, phân bón… thực hiện kế hoạch khai thác và chế biến tại chỗ, vừa giảm được chi phí NK, chế biến mà lại chủ động được NNL. Tính khả thi trong việc liên kết giữa DN và người dân trồng rừng rất cao, vì người dân có đất, có sự hỗ trợ từ Chính phủ nhưng lại thiếu vốn, thiếu hiểu biết về quy trình cấp chứng chỉ rừng. Do đó, để đáp ứng nhanh và bền vừng NNL cho mình các DN CBGXK tỉnh Bình Định nên nhanh chóng triển khai kế hoạch liên kết với người dân để trồng rừng nguyên liệu cho mình. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển nhanh và mạnh các khu rừng đạt chứng chỉ FSC.

Các DN CBGXK cần liên kết với người dân trong việc mua nguyên liệu gỗ cũng là giải pháp nhằm giảm chi phí về nguyên liệu cho các DN.

Ngoài ra, các DN liên kết với nhau, tổng hợp nhu cầu về gỗ để cùng nhập những lô gỗ lớn, như vậy vừa được giá rẻ vừa giảm được nhiều chi phí mua hàng và các thủ tục hành chính khác. Hình thức này vừa có được NNL giá rẻ vừa giảm được sức ép từ nhà cung ứng trong việc cung cấp nguyên liệu. Và cũng chính sự liên kết này sẽ tạo nên sức mạnh về vốn, giảm được nhiều chi phí mua hàng, mua được giá sỉ, đồng thời chủ động được NNL.

+Tăng cường trồng rừng cấp phép

Bên cạnh các hình thức liên kết trồng rừng trong nước thì các DN CBGXK tỉnh Bình Định, đặc biệt là các DN quy mô lớn cần tính đến phương án trồng rừng cấp phép (chứng nhận CoC, FSC,...) ở nước ngoài bằng cách thuê đất, đặc biệt là các nước lân cận có điều kiện thuận lợi cho cây trồng lâm nghiệp như Campuchia, Lào,...

- Về phía Chính phủ và Hiệp hội chế biến gỗ & lâm sản Bình Định, để thực hiện giải pháp này cần hỗ trợ ký kết với các nước để nhập nguồn nguyên liệu.

Chính phủ và Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Bình Định tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho các DN chế biến gỗ xuất khẩu về vấn đề nguyên liệu bằng cách đứng ra ký kết với các nước có NNL dồi dào, cam kết cung cấp dài hạn cho Việt Nam để hạn chế việc NK bấp bênh do sự tự phát từ mỗi DN, vừa giá cao vừa tốn chi phí do mua với khối lượng ít. Muốn làm được điều này các DN CBGXK tỉnh Bình Định phải liên kết hỗ trợ với nhau nhằm cung cấp thông tin về nhu cầu gỗ sử dụng hằng năm. Từ đó, thông qua cơ quan chức năng hay Hiệp hội gỗ của tỉnh đứng ra tổng hợp, sau đó lên kế hoạch trình Chính phủ xét duyệt ký kết hợp đồng với nước nào có nguồn gỗ lớn, giá rẻ để cung cấp lâu dài cho ngành CBGXK tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (3) (Trang 149 - 150)