Chiến lược cấp chức năng

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty unilever việt nam (Trang 50 - 53)

III. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM

3.1.3 Chiến lược cấp chức năng

Cơ cấu tổ chức của Unilever đề cập đến cách thức mà con người và công việc được bố trí trong tổ chức để hỗ trợ các tổ chức trong việc đáp ứng mục tiêu của mình và thực hiện nhiệm vụ của nó. Cấu trúc tổ chức của Unilever là sự kết hợp giữa những người lãnh đạo bao gồm giám đốc điều hành, giám đốc phi điều hành, các lãnh đạo điều hành, các cán bộ cao cấp của công ty và các nhân viên, phòng ban… để tạo thành một thể thống nhất mệnh lệnh và hành động.

Mỗi phòng ban đều có nhiệm vụ và quyền hạn riêng, có các mặt hoạt động chuyên môn độc lập. Tuy nhiên các phòng ban này có mối liên hệ qua lại lẫn nhau, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Các phòng ban chức năng gồm có:

- Phòng cung ứng vật tư: Tìm nơi để cung ứng các nguyên vật liệu giúp quá trình

sản xuất thuận tiện hơn.

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản của công ty, tổ chức

- Phòng nhân sự: Giúp quản trị nhân sự trong doanh nghiệp như tuyển thêm nhân sự hay lên những kế hoạch chuyển người sang các bộ phận khác. Về chính sách nhân sự, Unilever luôn tuyển dụng và giữ những người giỏi nhất, cung cấp cho nhân viên những kiến thức và đào tạo cần thiết. Công ty có nhiều sáng kiến để giúp đỡ các cá nhân và nhóm tăng cường kỹ năng của họ và kiểm soát sự nghiệp của chính họ. Năm 2015, Unilever Việt Nam có 2179 nhân viên, trong đó 60% đã tốt nghiệp đại học và có bằng cấp cao hơn, 27% là lao động có tay nghề trung bình ở độ tuổi trung bình 33. Unilever xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ: năng động, thách thức, hỗ trợ, tôn trọng và có ý nghĩa cơ hội cho cán bộ Việt Nam phát triển. Cũng chính vì thế mà Qua bốn năm liên tiếp 2013-2016, Unilever Việt Nam liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam" trong ngành hàng FMCG cũng như tất cả các ngành nghề. Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Unilever Việt Nam qua chặng đường 23 năm nuôi dưỡng và phát triển nhân tài Việt. Nhận thức được vinh dự và trách nhiệm của doanh nghiệp được tin tưởng bầu chọn qua nhiều năm, Ban lãnh đạo Công ty Unilever Việt Nam đã thông qua chủtrương hỗ trợAnphabe định hướng các xu hướng được đo lường qua khảo sát để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thông tin và kiến thức của cộng đồng nhân sự và quản trị tại Việt Nam. Vì lý do đó, từnăm 2017 Unilever tham gia với tư cách Đối tác Tri thức Chiến lược thay vì công ty tham dự khảo sát thuần túy.

- Phòng marketing: Thực hiện nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm mới đến các khách

hàng, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tuyên truyền cho sản phẩm của công ty.

- Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm mới: Thực hiện nhiệm vụ chuyên nghiên cứu nhằm không ngừng đưa ra những sản phẩm mới, tạo được ưu thế, bản sắc cho riêng mình những vẫn phải phù hợp và thu hút khách hàng tại từng quốc gia, khu vực.

Các phòng ban chuyên môn gồm có 5 phòng ban:

- Phát triển khách hàng - Customer Development: Đảm bảo những sản phẩm của

Unilever sẽ hiện diện tại tất cả các điểm bán hàng nhằm phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất.

- Marketing: Xây dựng và phát triển thương hiệu, lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược Marketing.

- Tài Chính – Finance: Hoạch định các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và

dài hạn, các chương trình tối ưu hóa chi phí.

- Nhân sự - Human Resources: Thu hút, tuyển chọn, khen thưởng, đào tạo, phát

triển nhân tài…; cung cấp các giải pháp chiến lược vềkhen thưởng, quản lý nguồn lực, phát triển lãnh đạo, phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp.

Tôn chỉ của Unilever: “Con người là tài sản quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.” Với tôn chỉ đó, Unilever xác định Phòng Nhân sự là nơi cốt lõi để xây dựng kế hoạch nhân sự hiệu quả nhất. Đào tạo cho nhân viên tại Phòng Nhân sựtrước khi triển khai đào tạo cho các phòng ban khác. Khác với phòng Nhân sự của các doanh nghiệp khác, Unilever hoạch định Phòng Nhân sự thành nơi cốt cán, là đầu tàu cho toàn bộ doanh nghiệp. Unilever xây dựng Phòng Nhân sựthành phòng Đối tác chiến lược.

Thay vì chỉđưa ra các kế hoạch đào tạo thông thường, hay các chương trình hỗ trợ phúc lợi, lên kế hoạch lương bổng thì còn phải giúp gắn kết doanh nghiệp. Tại đây phòng Đối tác chiến lược sẽ góp phần vào chiến lược kinh doanh, giúp nâng cao năng lực, năng suất lao động sẽđược lên kế hoạch và triển khai, phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Lãnh đạo của Unilever chia sẻ: “Cách làm của Unilever là hướng đến việc tập trung xây dựng một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thịtrường cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế– xã hội.”

- Chuỗi cung ứng - Supply Chain: Quản lý tất cảcác công đoạn: Lên kế hoạch, Tìm

nguồn nguyên liệu, Sản xuất và Vận chuyển – đảm bảo các sản phẩm của Unilever sẽ được giao đến khách hàng đầy đủvà đúng thời gian. Chuỗi cung ứng đóng vai trò trung tâm trong hoạt động của công ty, hoạch định nhu cầu, hoạch định quá trình hoạt động và bán hàng, hoạch định nguồn cung, chuẩn bị nguồn lực, sản xuất sản phẩm và cuối cùng là phân phối sản phẩm. Có thể nói, chuỗi cung ứng là bộ phận then chốt, quyết định đến

sự thành công của Unilever, tác động mạnh mẽđến các hoạt động chiến lược khác của công ty. Khác với những công ty khác, Phòng cung ứng của Unilever có thêm một bộ phận: Hoạch định chuỗi cung ứng ngành hàng. Đa phần tại các công ty, công việc của bộ phận này sẽ nằm trong phòng kế hoạch. Tuy nhiên, tại Unilever, do nhu cầu cần đáp ứng thị trường nhanh cùng với việc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác khiến cần phải có một bộ phận chuyên tập trung phân tích các hoạt động của từng ngành hàng.

Tại Unilever, mỗi bộ phận có những đặc điểm và quy trình vận hành khác nhau, nhưng tất cảđều hoạt động vì một mục đích chung duy nhất: mang sản phẩm chất lượng, phù hợp với túi tiền và nhu cầu đến tay của người tiêu dùng, cải thiện cuộc sống và mang lại nhiều nụcười hơn nữa cho người dân Việt Nam.

Tóm lại, với cơ chế hoạt động như trên vừa phát huy tính độc lập sáng tạo của các phòng ban chuyên môn, các bộ phận chức năng và đảm bảo tính thống nhất, tập trung của toàn bộ hệ thống tổ chức giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty unilever việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)