Giải pháp về xúc tiến quảng bá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phát triển du lịch (Trang 72 - 74)

5. Bốc ục của bài khóa luận

3.2.2. Giải pháp về xúc tiến quảng bá

Cũng theo các chuyên gia, các sản phẩm du lịch thành phốđang tạo ra

chưa xuất phát từ mong muốn của du khách. Vì vậy, thành phố nên mời các chuyên gia am hiểu về văn hóa phương Đông hay Đông Nam Á (có sự tương đồng về văn hóa với Việt Nam) qua đó tư vấn giúp ngành du lịch

thành phố tạo ra những sản phẩm du lịch mang dấu ấn văn hóa riêng biệt,

tránh sự trùng lắp với các nước trong khu vực. Họ sẽ cho chúng ta biết

khách du lịch ở các châu lục khác như châu Âu, châu Mỹ,… thích điều gì ở

lịch. Đồng thời, họ sẽ tư vấn cho chúng ta những cách thức quảng bá du lịch khác nhau phù hợp cho từng quốc gia, từng khu vực,…

Ngoài ra cần xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và khai thác thế mạnh về du lịch trong đó có việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực với mục đích tập trung cho khách du lịch quốc tế kết hợp tham quan và

học tập, chế biến ẩm thực vùng miền tại các làng du lịch, khu du lịch, tham

quan và kết hợp tìm hiểu ẩm thực trong và ngoại thành thành phố.

Tích cực quảng bá văn hóa ẩm thực đường phố ra thế giới thông qua các hội thi ẩm thực, lễ hội ẩm thực đường phố thế giới được tổ chức hàng năm hay trong chiến dịch quảng bá Du lịch Việt Nam, lên danh sách các món ăn đường phố hấp dẫn, độc đáo để đưa vào chương trình quảng bá, sử dụng hình ảnh động, đoạn phim ngắn quảng cáo ẩm thực đường phố cũng như phong cách ẩm thực đường phố của người Việt đăng tải trên các trang

website được nhiều người theo dõi. Đồng thời cần phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các sự kiện du lịch ẩm thực nổi bật mang tính định kỳ tại Thành phố.

Trên nền ẩm thực phong phú, độc đáo, được chắt lọc, đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với những lợi thế nhất định, ẩm thực đường phố đã có vai trò lớn trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chúng ta nên tích cực phát huy thế mạnh, khai thác triệt để lợi thế và tiềm năng phát triển của ẩm thực đường phố; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, tổ chức, quy hoạch một cách cụ thể, lâu dài để đưa ẩm thực đường phố vào chương trình chiến lược của ngành Du lịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố tích cực thúc đẩy, xúc tiến kết nối với ngành du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước để phối hợp thực hiện nhiều chương trình phát triển sản phẩm du lịch mới. Không chỉ vậy,

liên quan trong việc xúc tiến du lịch gắn với quảng bá văn hóa, hình ảnh đất

nước, con người Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh, khuyến khích xây

dựng các chương trình sinh viên tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về văn hóa ẩm thực của các địa danh, nhằm gia tăng nguồn khách

du lịch nội địa cũng như quốc tế, góp phần phát triển du lịch một cách toàn

diện, bền vững.

Tiếp đến thành phố có thể đẩy mạnh quảng bá, kết nối phát triển du lịch tại các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan vì các nước này đang có xu hướng du lịch nội vùng chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối

tượng du khách trẻ. Sau đó cần đẩy mạnh quảng bá vào thị trường Ấn Độ,

đây là thị trường rất tiềm năng vì số lượng người Ấn Độ đi du lịch ngày càng tăng, mức chi tiêu cao.

Mặt khác, ngành du lịch thành phố phối hợp với Tổng cục Du lịch

và Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, các hãng hàng không quảng bá

Tuần lễ du lịch và ẩm thực Việt Nam tại các nước để khách nước ngoài

biết đến nhiều hơn về thế mạnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Xúc

tiến mang tính chất liên kết chú trọng các thị trường trọng điểm như:

Đông Bắc Á, ASEAN, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, Australia. Đồng thời xây dựng các chiến dịch tiếp thị hiệu quả, khả năng tiếp cận

cao đối với khách du lịch và các hoạt động kéo dài thời gian lưu trú của

du khách.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ẩm thực đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phát triển du lịch (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)