Định hướng, kế hoạch phát triển huy động vốn bằng hình thức tiền

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 67 - 72)

3.1. Định hướng, kế hoạch phát triển huy động vốn bằng hình thức tiền gửi tại ngân hàng thương mại tiền gửi tại ngân hàng thương mại

* Mục tiêu hoạt động của ngân hàng TMCP HH trong năm 2021

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải (MSB) đặt mục tiêu đạt 3.280 tỷ lợi nhuận năm 2021. Và dự tính tăng vốn điều lệ qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, đầu tư công nghệ, số hóa quy trình và tăng lợi nhuận 30%.

Ngân hàng này tiếp tục định hướng tập trung cho mảng khách hàng SME, khách hàng cá nhân và ngân hàng số. Hội đồng quản trị đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 8% lên 190.000 tỷ đồng trong 2021. Vốn huy động (thị trường I và trái phiếu) cao hơn 15%, trong khi dư nợ tín dụng (gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) tăng 25%, tùy theo hạn mức được Ngân hàng nhà nước cho phép theo chính sách điều hành từng thời kỳ. Nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Ngân hàng đặt chỉ tiêu CASA đạt mốc 40.000 tỷ đồng năm 2023. MSB cũng trình Đại hội cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng, thông qua trả cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%. Với cổ tức năm 2021, ngân hàng dự kiến chia tỷ lệ tối thiểu 15%.

Ngân hàng đặt mục tiêu đẩy mạnh công nghệ, tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh khi số hóa quy trình. MSB sẽ thiết lập "Nhà máy số" (Digital Factory), số hóa hoạt động ngân hàng, số hóa hành trình trải nghiệm của khách hàng, phát triển ngân hàng số và thay core-banking dựa trên nguồn vốn thu về từ đợt chào bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong quý I năm 2021. Đợt chào bán này, ngân hàng hoàn tất chào bán hơn 82,5 triệu cổ phiếu quỹ, ước tính số tiền thu về gần 953 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị ngân hàng cũng đưa ra kế hoạch tối ưu hóa "kinh doanh chuỗi". Qua đó, hệ sinh thái kết nối giữa các tệp khách hàng được tận dụng cho hoạt động bán chéo, đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm (bancassurrance) - một trong những nghiệp vụ trọng tâm của MSB trong năm 2021.

* Tầm nhìn đến năm 2025

Với mục tiêu trở thành Ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam, MSB đã xác định sứ mệnh quan trọng là xây dựng một ngân hàng tốt đến mức ai cũng muốn tham gia và không ai muốn rời bỏ.

Dựa trên 3 thế mạnh nền tảng: Tiềm lực tài chính vững mạnh; Mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp; Đội ngũ nhân viên thân thiện, gắn kết.

MSB xác định tầm nhìn về để “Trở thành ngân hàng AI CŨNG MUỐN

THAM GIA và KHÔNG AI MUỐN RỜI BỎ”. Điều này không chỉ đúng

với khách hàng, đối tác mà còn với toàn bộ đội ngũ nhân sự của MSB. MSB luôn nỗ lực để tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất, giúp mỗi nhân sự phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp vững vàng; để mỗi nhân sự khi đã trở thành 1 MSBers sẽ không muốn rời đi.

Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của MSB

Năm 2021, MSB đã đề ra định hướng phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng, phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế là 70.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, với sự phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo đã đưa ra định hướng kinh doanh trong năm 2025 như sau:

Xác định tăng trưởng dư nợ tín dụng lành mạnh và ổn định; mở rộng và phát triển các hình thức cho vay tại các trung tâm thương mại, cho vay tiêu dùng…; đầu tư cho các dự án sản xuất, chế biến hàng hải sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế xuất khẩu.

Tiếp tục đổi mới, phát triển và không ngừng cập nhật công nghệ thông tin ngân hàng.

Khai thách các nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tín dụng khác trong xã hội nhằm thu hút nguồn vốn có lãi suất thấp nhưng giàu về tiềm năng.

Đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

Chú trọng loại hình dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và bảo lãnh. Ngân hàng sẽ giao nhiệm vụ cho trưởng các bộ phận phụ trách trực tiếp để quản lý và chấn chỉnh kịp thời, không để xảy ra sai sót trong các nghiệp vụ.

Nâng cao công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, hàng năm cử cán bộ nhân viên tham gia chương trình đào tạo của MSB để bồi dưỡng các nghiệp vụ ngân hàng cho thông thạo về kỹ thuật nghiệp vụ cũng như sử dụng các thiết bị kỹ thuật một cách thành thạo. Bên cạnh đó, phát động phong trào thi đua cải tiến quy trình làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc, thái độ phục vụ khách hàng của toàn nhân viên trong ngân hàng.

Về lĩnh vực bất động sản: hiện nay nhu cầu về nhà ở của người dân là rất cao, đặc biệt là ở các khu vực kinh tế trọng điểm. Giá nhà đất hiện nay phản ánh không đúng giá trị do hiện tượng đầu cơ, gây nên những cơn sốt ảo về nhà đất, ảnh hưởng lớn đến khả năng mua của những người có nhu cầu nhà ở thực sự.

Lĩnh vực ô tô: thời gian vừa qua thu nhập của dân cư đã tăng, nhu cầu mua xe sử dụng làm phương tiện đi lại là khá phổ biến. Theo một số thống kê, sản lượng xe ô tô tiêu thụ của các hãng liên doanh lắp ráp ô tô trong nước đều tăng mạnh. Có những thời điểm các đại lý không có xe để bán, người mua phải đặt tiền trước nhiều tháng mới có được xe. Thêm vào đó, Việt Nam đang

đẩy mạnh hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực thì thuế nhập khẩu ô tô cũng được giảm đáng kể, các loại xe ngày càng đa dạng, nhiều tiện ích nên càng thêm phần kích thích nhu cầu mua xe của người dân.

Lĩnh vực du học: cùng với quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế, nhiều tổ chức giáo dục quốc tế đã mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam nhằm đưa học sinh, sinh viên có nhu cầu và khả năng sang đào tạo tại nước ngoài. Mặt khác, khi thu nhập tăng, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhiều gia đình có xu hướng cho con theo học tại các trường danh tiếng trên thế giới với mong muốn con mình sẽ được tiếp cận với công nghệ hiện đại nhất, sẽ có tương lai tốt đẹp nhất. Do vậy, nhu cầu du học sẽ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là du học tự túc và bán tự túc.

Lĩnh vực đồ dùng gia đình: hiện nay các nhu cầu về đồ dùng gia đình như máy giặt, máy hút bụi, điều hoà, tủ lạnh…là rất lớn và hàng hoá trên thị trường khá phong phú, đa dạng, được sản xuất từ nhiều nước trên thê giới. Những mặt hàng này chỉ được tiêu thụ trong những năm gần đây nên nhu cầu mua sắm chúng vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.

Đối với phát triển tín dụng tiêu dùng, au khi đánh giá xu hướng tiêu dùng của người dân trong thời gian tới, MSB tập trung vào các sản phẩm như cho vay mua nhà khu trung cư, cho vay mua ô tô, cho vay mua sắm đồ dùng gia đình, đồng thời giảm bớt dư nợ tập trung vào lĩnh vực xe máy. MSB cũng biết rằng không chỉ MSB nhận định được những xu thế trên mà các ngân hàng thương mại khác hoàn toàn có thể làm và đi trước cho nên phân tích động thái của đối thủ cạnh tranh cũng luôn được MSB chú ý khi thực thi nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của MSB được chia làm 3 nhóm chính:

Nhóm 1: Bao gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh. Đây là các ngân hàng có ưu thế nổi trội về vốn, thị trường, bề dày hoạt động và mạng

lưới đối tác. Các ngân hàng này có quy mô hợp lý, cơ cấu tối ưu, lãi suất huy động vốn thấp nên họ cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất song điểm yếu của họ là chất lượng và tinh thần phục vụ, tác phong làm việc còn mang nặng tính quan liêu. Tuy nhiên, gần đây họ đã bắt đầu đầu tư vào việc nâng cấp chất lượng dịch vụ và cạnh tranh ngày càng mạnh trong lĩnh vực cho vay tiêu dung, tạo sức ép ngày càng lớn lên các ngân hàng cổ phần như MSB.

Nhóm 2: Bao gồm các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh vốn. Các ngân hàng này nhằm vào các khách hàng truyền thống là cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam do họ có ưu thế về chất lượng dịch vụ.

Nhóm 3: Các ngân hàng Thương mại cổ phần. Đây là nhóm không đồng nhất, các ngân hàng thành công nhất là có định hướng khách hàng rõ ràng, tập trung vào một thị phần nhất định. Hiện nay, một số ngân hàng đang có ưu thế dẫn đầu về hoạt động cho vay mua nhà, cho vay cán bộ công nhân viên và cho vay các tiểu thương là ngân hàng Á Châu (ACB) và ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Nhưng một thực tế là các ngân hàng thương mại quốc doanh tuy có khả năng cạnh tranh mạnh về lãi suất, vốn song chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của các cá nhân có thu nhập cao. Các ngân hàng nước ngoài chỉ tập trung vào cộng đồng người nước ngoài nên sao lãng đối với các đối tượng khác. Các ngân hàng TMCP khác đều đã chọn được thị phần cho mình song hầu hết đều cho vay với tất cả đối tượng người tiêu dùng mà không tập trung vào một đối tượng cụ thể nên chuyên môn hoá chưa sâu. Chính vì những lý do trên cộng với hệ thống dịch vụ tốt, đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình, cơ sở vật chất hiện đại mà MSB quyết định tập trung vào phân đoạn thị trường gồm các cá nhân có thu nhập vừa và cao tại các đô thị lớn và các vùng phụ cận. Mục tiêu trong thời gian tới của MSB là đưa doanh số cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 55% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổng doanh số cho vay bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng, khai thác thị trường tiềm năng tại các vùng phụ cận, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và hoàn thiện sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm tạo hệ thống sản phẩm - dịch vụ cung ứng liên kết cho khách hàng cá nhân, giúp họ có thể hưởng những lợi ích đầy đủ nhất khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 67 - 72)