Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động huy động

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 72 - 88)

động vốn bằng hình thức tiền gửi tại ngân hàng thương mại

Hoạt động vốn là một hoạt động không chỉ có có ý nghĩa sống còn đối với các TCTD mà còn có vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế. Hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại là phương thức huy động vốn chiếm vị trí quan trọng tỏng hoạt động kinh doanh của NHTM. Chính hạo động này tạo nên nguồn vốn chủ đạo cho NHTM. Bởi vì hoạt động nhận tiền gửi ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM, cho nên để hoạt động này đi đúng hướng và có hiệu quả đòi hỏi các quy định pháp luật về vấn dề này phải hoàn thiện hơn trong tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động , nhằm đáp ứng vai trò lầ hành lang pháp lý dảm bào cho giao dịch nhận tiền gửi được thực hiện một cách thuận lợi và đem đến lợi ích cho các bên chủ thể tham gia và cho cả nền kinh tế. Ngày này, với xu thế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới , pháp luật ngân hàng nói chung và pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi tại NHTM nói riêng cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp vừa đảm bảo NHTM được hoạt động hiệu quả mà vẫn hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng . Do đó, cần có những đinh hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi để pháp luật được ban hành thực hiện một cách hợp lí và hiệu quả.

Trước hết, hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi phải được thực hiện đồng bộ , thống nhất giữa các văn bản pháp

luật trong lĩnh vực ngân hàng. Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật các TCTD năm 2010- một tong những bộ luật gần giữ và liên quan trực tiếp tới các TCTD trong đó có cả NHTM,đặc biệt nên quan tâm tới các văn bản quy định về nhận tiền gửi của TCTD, để hoạt động tiền gửi được thực hiện một cách hiệu quả. Đặc biệt , pháp luật cần khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành, những quy đinh còn chưa rõ ràng, chồng chéo về huy động vốn bằng hình thức tiền gửi NHTM phù hợp với sự biến đổi, phát triển không ngừng, thực tiễn nền kinh tế- xã hội, từ đó tạo ra tính khả thi cho các văn bản pháp luật.

Thứ hai, hoàn thiện về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi phải phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội, phù hợp với đặc thù trong kinh doanh ngân hàng và chiến lược tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Hiện nay, nền kinh tế cả nước vẫn còn nhiều khó khăn. Nước ta vốn đi lên từ một nước thuần nông, tính đến nay kinh tế dù đã đi theo hướng công nghiệp và phát triển du lịch nhưng vẫn thuộc danh sách các nước đang phát triển. Và đặc biệt, trong những tháng đầu của năm 2020, với sự xuất hiện và ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Ncovid hay Covid 19, nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nhiều, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã phải tạm ngừng từ ngày 15/4 đến 30/4, và hoạt động ngân hàng cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hường, các giao dịch bị giảm bớt và kéo theo đó hoạt động nhận tiền gửi cũng bị giảm đi. Đó cũng là một thử thách và khó khăn mà các ngân hàng phải giải quyết. Và trong chính hệ thống ngân hàng cũng bốc lộ nhiều bất cập, tính thanh khoản yếu cũng như tình hình nợ xấu cao cũng có nguy cơ rủi ro đến an toàn của cả hệ thống. Cho nên, việc tái cơ cấu, cải tổ một hệ thống tài chính, trong đó quan trọng nhất là hệ thống ngân hàng đã trở thành vấn đề cấp bách, cấp thiết và không thể trì hoãn lâu hơn nữa. Ngân hàng Nhà nước cũng thể hiện mong muốn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thông qua nhiều chính sách

quan trọng để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu. Như vậy, sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng khiến các ngân hàng bị đẩy vào sự lựa chọn hoặc phải tìm đối tác để sáp nhập nâng cao năng lực tài chính hoặc chấp nhận giải thể. Nền kinh tế cũng chưa hết khó khăn, thậm chí đôi khi phải đối mặt với những vấn đề bất ngờ không thể tránh được như dịch bệnh, thiên tai,… cũng khiến các NHTM gặp nhiều khó khăn trong viêc huy động vốn. Đồng thời, NHNN đưa ra những chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo nghị quyết của Quốc hội cũng như chủ trương chung của Chính phủ và NHNN, chính sách tiền tệ năm 2014 sẽ tiếp tục định hướng chặt chẽ những sẽ giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp. Do đó, khi lạm phát các tháng gần đây có xu hướng giảm, khả năng giảm trần lãi suất vào đầu năm sau là hoàn toàn có thể. Việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ được huy động với lãi suất không vượt quá lãi suất trần có lẽ chỉ là giải pháp mang tính tình thế, khó có thể duy trì được lâu dài, nói cách khác đây là giải pháp không mang tính thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, NHNN vẫn cần thiết phải sử dụng giải pháp mạnh tay này để đạt được những mục tiêu lớn về kinh tế. Theo đó, đây sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của các ngân hàng. Vì thế, pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi cần được quy định theo hướng giúp cho các NHTM thoát khỏi khó khăn, giúp cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn vay, đảm bảo sự tăng trưởng dần dần cuẩ nền kinh tế.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi cần phải đặt trong xu thế tất yếu là hội nhập nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là những quy định của pháp luật không chỉ là phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước mà còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế trong

lĩnh vực ngân hàng. Cho nên khi xây dựng pháp luật về huy động vốn bằng hinh thức tiền gửi, cần xóa khoảng cách giữa NHTM trong nước với nước ngoài trong giao dịch tiền gửi. Cần nới lỏng và hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động ngân hàng của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình cam kết vừa tạo cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động hợp pháp vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế hạn chế thao túng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM nước ngoài đối với các NHTM trong nước. Việc tạo điều kiện cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng mang lại cho chúng ta những thuận lợi và thách thức. Chính vì vậy mà pháp luật cần hoàn thiện để giao dịch tiền gửi sao cho hợp lý.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi phải phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam tới năm 2020 được khẳng định trước đó tại Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII là “ Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Tiếp đến trong Hội nghị Trung Ương Đảng lần thứ tư khóa XII cũng đã đưa ra kết luận “Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ rệt trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế. Vì thế, pháp luật mà đặc biệt là pháp luật về huy động vốn là một công cụ hữu hiệu giúp cho các TCTD khia thác tối đa mọi nguồn vốn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Pháp luật về

giao dịch nhận tiền gửi của NHTM cũng cần quán triệt tư tưởng này. Cụ thể khi hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi cần đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Một hàng lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước được coi như nền tảng cho việc phát tiển cũng là sự bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhận, tổ chức tham gia vào quan hệ tiền gửi.

+ Hoàn thiện chinh sách lãi suất tiền gửi sao cho phù hợp với nền kinh tế, hối đặc biệt là trong một nền kinh tế có nhiều biến đông và thay đổi như hiện nay. Điều hành chủ động, linh hoạt công cụ lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ; nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, vàng, tăng dự trữ ngoại hối.

+ Xây dựng, củng cố hệ thống NHTM vững mạnh đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, sự đổi mới và sáng tạo để luôn phù hợp và sẵn sàng trước mọi thách thức trong nền kinh tế luôn biến động.

Theo cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc hoàn thiện các văn bản liên quan tới các nguồn tiền gửi cũng được quan tâm hơn. Nhưng có thể nói các văn bản quy định về hoạt động huy động vốn nói chung, về hình thức nhận tiền gửi nói riêng còn sơ sài, không toàn diện và thiếu tính đồng bộ cũng như tính chuẩn mực của pháp lí. Điều này được thể hiện ở việc Ngân hàng Nhà nước mới chỉ ban hành Quy chế về giao dịch nhận tiền gửi tiết kiệm, quy chế về giao dịch nhận tiền gửi có kì hạn về phần quy chế về nhận tiền gửi không có kì hạn thì chưa cụ thể, rõ ràng thành một văn bản hoàn chỉnh. Qua Thông tư 48/2018TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm giữ TCTD và

người gửi và Thông tư 49/2018TT-NHNN quy định về tiền gửi có kì hạn thì ta cũng thấy được một phần của hoạt động nhận tiền gửi. Nhưng lại vẫn là sự thiếu sót về các hình thức kèm theo đó là sự hoàn thiện của văn bản, hiệu lực của văn bản là từ tháng 7/2019, nhưng tình hình kinh tế cũng luôn biến động, đặc biệt là khi phải sự chịu ảnh hưởng của những “sự cố” không thể tránh khỏi như thiên tai hay đại dịch,…. Có thể thấy các văn bản ấy vẫn còn bốc lộ những khiếm khuyết, cần thay đổi và bổ sung để hoàn thiện và phù hợp trong lâu dài.

Các văn bản pháp luật hiện nay phản ánh một sự can thiệp chưa hợp lí và chưa thỏa đáng của Nhà nước đối với hoạt động nhận tiền gửi. Điều đó được thể hiện ở vai trò của Nhà nước chưa được xác minh và hiện diện sâu trong đó. Sự can thiệp ấy đến đâu và can thiệp như thế nào, bằng cách nào đối với hoạt động nhận tiền gửi vừa đảm bảo lợi ích chung, vừa đảm bảo tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên tham gia vào giao dịch nhận tiền gửi cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường. Trong nhiều năm qua, thay vì xây dựng những quy tắc pháp lý cơ bản làm nền tảng cho việc xác lập và thực hiện những giao dịch nhận tiền gửi, chẳng hạn như phải quy định rõ về những chủ thể nào bị cấm tham gia vào giao dịch nhận tiền gửi hay những giao dịch tiền gửi nào bị cấm thực hiền quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên khi tham gia giao dịch nhận tiền gửi, sự khác nhau cơ bản của các hình thức tiền gửi cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn tiền gửi… thì Nhà nước lại chủ yếu nhằm vào quy định việc lãi suất tiền gửi một cách trực tiếp. Có thể thấy rằng lãi suất tiền gủi là một yếu tố quan trọng trong hoạt động nhận tiền gửi, nhưng không nên vì thế mà bỏ qua những yếu tố như xung quanh, cách thức và nhiều khi trong chính những quy định như vậy lại là lỗ hổng để nhiều hành vi sai quy định, trái với pháp luật xảy ra.

Ngày 25 tháng 3 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Thông tư số 08/2013TT-NHNN

Theo đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức với mức 2%/năm (lãi suất tối đa của kỳ hạn gửi dưới 1 tháng). Với kỳ hạn tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 12 tháng, mức lãi suất tối đa là 7,5%/năm. Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 8%/năm. Đến thông tư 07/2014/TT-NHNN ngày 17-03-2020 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VNĐ của tổ chức và cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định:

1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm.

2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm.

Quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014 như sau;

1. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,8%/năm.

2. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính

vi mô áp dụng mức lãi xuất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm

Có thể nhận thấy được sự thay đổi khá lớn từ lãi suất huy động vốn và có thể hiểu được khi Nhà nước ta luôn theo sát hoạt động của các chủ thể kinh doanh khác. Nhưng trong sự phát triển bùng nổ như hiện nay, Nhà nước cũng đã dần thay đổi về cơ chế điều hành lãi suất theo hướng giảm dần sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước về lãi suất để cuối cùng đi đến giải pháp tự do hóa lãi suất, trong đó bao gồm cả tiền gửi. Tuy nhiên những quy định cơ bản nhất làm nền tảng cho việc xác lập và thực hiện giao dịch nhận tiền gửi thì vẫn chưa được ban hành hoặc tuy đã ban hành nhưng vẫn còn sơ sài, chưa rõ ràng, phiến diện, không đồng bộ và chưa chính xác. Các quy định cần được thiết

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w