Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 36 - 46)

Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã được thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số 719/QĐ - NHNN ngày 07-7 -2003 và Quyết định số 1529/QĐ NHNN ngày 01 – 8-2006. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hoàng Hải có các phòng ban như sau:

2.1.3.1. Giám đốc Chi nhánh

Xây dựng, tổ chức các hoạt động chi nhánh, hoạch định các chiến lược phát triển của chi nhánh và PGD trực thuộc. Xây dựng, quản lý và đảm bảo

G M Đ C C H I N H Á N H Giám đốc KHCN Dịch vụ khách hàng Trưởng nhóm dịch vụ khách hàng

Kiểm soát viên Giao dịch viên Tín dụng Trưởng nhóm Chuyên viên tín dụng

Chăm sóc khách hàng

Quản lý khách hàng

Giám đốc quản lý khách hàng ưu tiên Chuyên viên quản lý

khách hàng Chuyên viên đối tác Chuyên viên tư vấn bảo hiểm Giám đốc KHDN Giám đốc quản lý kinh doanh Trưởng nhóm Chuyên viên quản lý KHDN

Hỗ trợ Tín dụng Giám đốc hỗ trợ Kiếm soát Chuyên viên hỗ trợ tín dụng Hành chính Hành chính chi nhánh

hoàn thành chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh và PGD trực thuộc.

2.1.3.2. Giám đốc bộ phận khách hàng cá nhân

Tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách hàng cá nhân (KHCN) bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Khảo sát, đề suất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách hàng cá nhân phù hợpvới thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng Cá nhân. Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với khách hàng cá nhân.

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân theo quy định, quy trình của ngân hàng.

- Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp của ngân hàng.

- Phối hợp với các Phòng ( tổ ) nghiệp vụ khác của Chi nhánh để xây dựng và thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng cá nhân tại các chi nhánh. - Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định. - Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của ngân hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ khách theo quy định của MSB và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng cá nhân.

2.1.3.3. Giám đốc bộ phận khách hàng doanh nghiệp

- Tổ chức, quản lý và thực hiện kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp ( KHDN) đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an

toàn và phát triển bền vững. Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Khảo sát, thẩm định và đề xuất Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách hàng doanh nghiệp phù hợp với thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng doanh nghiệp; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và chăm sóc và phát triển khách hàng doanh nghiệp theo quy định, quy trình. - Quản lý các khoản tín dụng theo uỷ thác của các Chi nhánh khác. - Giới thiệu, tư vấn cho Khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp.

- Phối hợp với các Phòng nghiệp vụ khác của chi nhánh để xây dựng và thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp phát triển khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh. - Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định. - Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Ngân hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của ngân hàng và yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng doanh nghiệp.

2.1.3.4. Lĩnh vực KHCN

Tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt. kiểm tra, cho vay đối với các đối tượng khách hàng cá nhân. Thu hồi vốn và lãi vay, xử lý các khoản nợ khó đòi. Tiếp thị mở rộng thị trường và giới thiệu các sản phẩm của MSB, thực hiện nghiệp vụ thanh toán, ngân quỹ, nhận tiền gửi...

Tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt. kiểm tra, cho vay đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Thu hồi vốn và lãi vay, xử lý các khoản nợ khó đòi. Tiếp thị mở rộng thị trường và giới thiệu các sản phẩm của MSB

2.1.3.6. Lĩnh vực hỗ trợ tín dụng

Đảm nhận các công việc liên quan đến việc hỗ trợ và hạch toán các hồ sơ tín dụng theo quy định. Soạn thảo hợp đồng tín dụng. thực hiện đăng ký thế chấp, tín chấp kiểm tra tính tuân thủ của hồ sơ cho vay, thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ thanh toán; Đảm nhận các hoạt động hành chính – nhân sự của Chi nhánh.

2.1.3.7. Phòng hành chính

Thực hiện quản lý giấy tờ, hồ sơ nhân sự, các tài sản, tiếp nhận các công văn, theo dõi nề nếp văn hóa, tổ chức tuyển dụng các phòng ban, tổ chức các sự kiện với khách hàng. Và in ấn các tài liệu, đón tiếp khách.

* Các hoạt động chủ yếu của MSB

- Hoạt động chính của MSB – Chi nhánh Sở Giao dịch là cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính như: huy động vốn bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi,…

- Cấp tín dụng dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng trong nước và ngoài nước, dịch vụ bảo lãnh, ngân quĩ, nhờ thu, chi trả lương cho cán bộ nhân viên qua thẻ… và các dịch vụ ngân hàng khác trong khuôn khổ hoạt động của MSB.

* Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Chi nhánh Sở Giao Dịch

sau:

- Hoạt động huy động vốn, bao gồm việc nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn và tiền gửi thanh toán từ các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ. Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu và các hình thức huy động khác.

- Hoạt dộng cho vay gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với khách hàng cá nhân, trong đó chi nhánh chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn.

* Tình hình hoạt động của MSB chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2018 -2020

a) Về tài sản: Năm 2018, Tổng tài sản của MSB chi nhánh Sở Giao dịch là 2,486.55 tỷ đồng. Sang đến năm 2019, tổng tài sản đạt 3,352.76 tỷ đồng tăng 867.21 tỷ đồng tương đương tăng 34.8% so với năm 2018 và đến năm 2020 tổng tài sản tăng lên 4,644.3 tỷ đồng tương ứng tăng 1,290.54 tỷ đồng so với năm 2019. Có thể thấy rằng chi nhánh đang duy trì mức tăng tổng tài sản ở mức tương đối cao và ổn định với mức tăng trung bình trên 30%. Đây là kết quả thể hiện kết quả nâng cao chất lượng hoạt động của Chi nhánh giúp tổng tài sản của ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt chi nhánh Sở giao dịch là chi nhánh có mức tăng tổng tài sản nhanh nhất của cả hệ thống MSB khi giữ mức tăng trung bình trên 30% giai đoạn 2018-2020 so với mức 18% của toàn bộ hệ thống.

Bảng 1: Tài sản của MSB chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2018-2019 Đơn vị: Tỷ đồng 2018 2019 2020 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 72.43 77.81 82.79 Dư nợ 1801.01 2609.56 3845.02 Tổng tài sản 2486.55 3353.76 4644.3

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh MSB – Sở Giao dịch

Về hiệu suất sử dụng vốn: Giai đoạn 2018-2020 ghi nhận sự tăng trưởng về hiệu suất sử dụng vốn khi tăng từ 72.43% vào năm 2018 lên 77.81% năm 2018 và năm 2020 là 82.79% tăng 4.98 điểm % so với năm 2019. Có thể thấy rằng việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn thể hiện được kết quả kinh doanh của chi nhánh đang được nâng cao theo thời gian. Nguyên nhân của điều này là do khi chi nhánh hoạt động hiệu quả, các khoản vay được mở rộng, các tiêu chí về hiệu quả cho vay được đảm bảo sẽ giúp chi nhánh gia tăng hiệu suất sử dụng vốn từ đó đem lại lợi nhuận tối hơn cho phía ngân hàng.

Bảng 2: Phân loại tài sản của MSB chi nhánh Sở Giao dịch giai đoạn 2018-2019 2018 2019 2020 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1,241.07 1,831.65 2,795.71 503.92 700.15 933.19

Tiêu dùng Kinh doanh

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh MSB – Sở Giao dịch

vay của MSB chi nhánh Sở Giao dịch. Theo đó năm 2018, cho vay tiêu dùng đạt 1,241.07 tỷ đồng, đến năm 2019 chỉ tiêu này đạt 1,831.65 tỷ tăng hơn 590 tỷ đồng tương ứng tăng 48%, đến năm 2020 chỉ tiêu cho vay tiêu dùng đạt 2,795.71 tỷ đồng tăng 964 tỷ đồng tương ứng tăng 53% so với năm 2019. Đây là mức tăng cao và là kết quả nỗ lực của chi nhánh thực hiện đúng định hướng và mục tiêu của MSB trở thành một ngân hàng bán lẻ mạnh mẽ dẫn đầu phân khúc thị trường ngân hàng bán lẻ.

b) Về nguồn vốn: Về mức độ tăng trưởng của nguồn vốn MSB – Chi nhánh Sở Giao dịch tương tự như mức độ tăng trưởng tài sản tại Chi nhánh.

Bảng 3: Phân loại nguồn vốn của chi nhánh theo thời hạn gửi tiền

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiền gửi ngắn hạn Tiền gửi trung và dài hạn

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1103.53 1383.02 1536.36 1817.4 2188.86 2455.44 2018 2019 2020

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh MSB – Sở Giao dịch

Bảng 3 cho thấy rằng tương tự như xu hướng tăng tổng tài sản – nguồn vốn thì xu hướng các khoản tiền gửi tại MSB – Chi nhánh Sở Giao dịch tương đối giống nhau. Theo đó về tổng quát các khoản tiền gửi ngắn hạn và trung, dài hạn đều có xu hướng tăng dần từ năm 2018 đến năm 2020. Mức tăng giữa các kỳ hạn tương đối đồng đều trên 30%/năm đối với tất cả các kỳ hạn. Điều

này thể hiện nỗ lực của chi nhánh nhắm mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng sức mạnh thị trường và chủ động nguồn vốn để tiến hành các hoạt động cho vay. Bên cạnh đó về khối lượng, Chi nhánh đã thực hiện cân đối phân bổ kỳ hạn các khoản tiền gửi nhằm thực hiện việc quản trị rủi ro và tránh mất thanh khoản của chi nhánh.

Bảng 4: So sánh nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

2018 2019 2020

Tiền gửi ngắn hạn 1103.53 1536.36 2188.86 Tiền gửi trung và dài hạn 1383.02 1817.4 2455.44 Cho vay trung và dài hạn 1031.62 1422.0 2145.90

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh MSB – Sở Giao dịch

Từ bảng số liệu 4 cho thể nhận thấy rằng, chi nhánh Sở Giao dịch đang duy trì mức độ an toàn nguồn vốn cao khi không cho vay vượt số lượng tiền gửi tại trung và dài hạn. Điều này đã giúp cho Chi nhánh hạn chế được các vấn đề về thanh khoản cũng như đảm bảo được khả năng thanh toán hàng ngày. Tuy nhiên điều này cũng tạo áp lực đối với Chi nhánh nhằm thực hiện kinh doanh một cách hiệu quả để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

c) Về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2018- 2020

Bảng 5: Chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Sở Giao dịch Giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Tỷ đồng 2018 2019 Chênh lệch 2018-2019 2020 Chênh lệch 2019-2020 Tuyệt đối Tương đối(% ) Tuyệt đối Tương đối(% ) Thu nhập thuần 148.2 7 225.7 4 77.47 52.25 316.9 3 91.19 40.40 Lãi/lỗ từ hoạt động ngoại hối 35.15 47.63 12.48 35.50 51.31 3.68 7.73 Lợi nhuận sau

thuế 23.72 8 38.90 4 15.18 63.96 42.85 6 3.95 10.16

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh MSB – Sở Giao dịch

Đối với hoạt động tín dụng, đây là hoạt động chính của ngân hàng do đó đây cũng chính là hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất và tỷ trọng lớn nhất. Năm 2018 thu nhập thuần của chi nhánh là 148.27 tỷ đồng, đến năm 2019, thu nhập thuần tăng thêm 77.47 tỷ đồng tăng tương ứng 52.25% so với năm 2018 đạt 225.74 tỷ đồng và năm 2020 thu nhập thuần của chi nhánh là 316.93% tăng 91.19 tỷ đồng tương ứng tăng 40.40%. Mức tăng thu nhập thuần của MSB chi nhánh Sở Giao dịch so với toàn hệ thống MSB đang ở mức tốt. Chỉ tiêu này thể hiện không chỉ hiệu quả hoạt động của chi nhánh mà còn thể hiện được chất lượng hoạt động tín dụng khi không chỉ mở rộng cho vay mà còn đảm bảo được nguyên tắc đảm bảo an toàn cho khoản vay của chi nhánh.

Về lợi nhuận sau thuế: Chi nhánh duy trì mức lợi nhuận dương trong giai đoạn 2018-2020 trong đó năm 2018 lợi nhuận sau thuế của chi nhánh là 23.7 tỷ đồng; năm 2019 đạt 38.9 tỷ đồng tăng 15.18 tỷ đồng tương ứng tăng 63.96% so với năm 2018; năm 2020 Lợi nhuận sau thuế đạt 42.86 tỷ đồng

tăng 10.16% so với năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 23.73 38.9 42.86 2018 2019 2020

Về kết quả kinh doanh hoạt động ngoại hối: ghi nhận sự tăng trưởng qua các năm với giá trị tăng dần trong giai đoạn 2018-2020. Tuy nhiên trong năm 2020 do tác động của dịch Covid 19 đã tác động đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh tuy nhiên việc duy trì tăng trưởng dương đã thể hiện được hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn này. Tuy nhiên trên cơ sở về số lượng khách hàng cũng như ngành nghề cho vay thì chi nhánh này vẫn đang chưa khai thác hết tiềm năng của lĩnh vực kinh doanh này.

Có thể nói trong năm 2019 do tình hình diễn biến bất lợi của dịch Covid 19 đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh và hoạt động của nền kinh tế làm suy giảm sức mua cũng như hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu. Tuy nhiên việc duy trì kết quả lợi nhuận dương đã thể hiện được nỗ lực của chi nhánh trong việc đảm bảo hoạt đông kinh doanh của ngân hàng cân bằng với tình hình diễn biến của nền kinh tế trên cơ sở cân bằng lợi ích của tất cả các bên.

Trên cơ sở phân tích tài sản nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Sở Giao dịch, có thể nhận xét rằng, chi nhánh đang duy trì hiệu quả hoạt động tốt với các hoạt động được Hội sở MSB phân công.

Tuy nhiên qua phân tích, hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn đang chưa được khai thác tối ưu và hiệu quả do đó cần được phân tích và đánh giá sâu hơn.

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w