Quy định về chủ thể tham gia hoạt động huy động vốn bằng hình

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 46 - 51)

tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch phòng giao dịch Thăng Long

2.2.1. Quy định về chủ thể tham gia hoạt động huy động vốn bằng hình thức tiền gửi hình thức tiền gửi

Theo quy định của Luật các TCTD chủ thể trong quan hệ nhận tiền gửi bao gồm: Bên chủ thể gửi tiền ( khách hàng) và Bên nhận tiền gửi ( Ngân hàng thương mại) Trong quan hệ ấy, ngân hàng thương mại đang thực hiện một nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Vì thế, ngân hàng thương mại khi tham gia phải là một chủ thể được pháp luật thừa nhận, được phép thực hiện giao dịch với các đối tượng khác. Và người gửi tiền cũng phải có quy định cụ thể đảm bảo sự tuân thủ và lợi ích cho chính mình.

2.2.2.1. Người nhân tiền gửi

Cũng giống như quy định của pháp luật về huy động vốn thì đối tượng của bên nhận tiền là NHTM và bên kia là bên gửi tiền là khách hàng các các nhân, tổ chức.NHTM với vị trí của một tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình nhận tiền gửi. Theo đó, NHTM cũng có những quy định riêng của một tổ chức thành lập và hoạt động theo quy trình, được tham gia giao dịch tại các của pháp luật trên cơ sở tuân thủ quy định của Pháp luật. Trước hết NHTM phải có năng lực chủ thể, cụ thể NHTM phải là một pháp nhân được thành lập hợp pháp theo quy định, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản tách biệt với các cá nhân tổ chức khác, tự chịu trách nhiệm với tài sản đó, nhân danh mình tham gia pháp luật một các độc lập. Theo với tư cách pháp nhân là sự gắn liền của năng lực pháp luật của NHTM. Nâng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục

đích hoạt động của mình. Phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danah pháp nhân trong quan hệ dân sự. Trong cơ chế hình thành năng lực pháp luật thì điểm khác biệt chính là sự áp dụng những quy định riêng biệt trong quá trình thành lập các NHTM và những tổ chức có hoạt động ngân hàng. Trong đó, quan trọng nhất là thủ tục cấp giấy phép thành lập-hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại được thành lập phải có đầy đủ các yếu tố về vốn điều lệ, chủ sở hữu phải là tổ chức hợp pháp và có năng lực tài chính, nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự và có đủ khả năng tài chính, người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, quy định theo pháp luật, điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định liên quan của Luật khác, có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của tổ chức tín dụng. Và đủ các điều kiện ấy, NHTM Hàng Hải Việt Nam đã được hình thành và phát triển được 30 năm. Trong các hoạt động của Ngân hàng thì tiền gửi là một hoạt động chiếm tỉ trọng cao, là tiền đề của hoạt động Ngân hàng và NHTM Hàng Hải được NHNN cấp phép cho thực hiện hoạt động nhận tiền gửi, được huy động bao nhiêu, các hình thức huy động như nào, biện pháp phòng ngừa với các hoạt động rủi ro, đảm bảo quyền lợi trong giao dịch,…

2.2.2.2. Người gửi tiền

Và trong giao dịch huy động nhận tiền gửi ấy không thể không thiếu chủ thể tham gia gửi tiền là các cá nhân tổ chức theo quy định .

Đối với khách hàng là cá nhân: Họ và tên, quốc tịch, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân và thông tin của người đại diện hợp pháp trong trường hợp gửi tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp;

Đối với khách hàng là tổ chức: Tên tổ chức, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin tổ chức; Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức bao gồm: họ và tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân . Theo đó, tại Ngân hàng, về cá nhân thực hiện hoạt động nộp tiền có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, về tổ chức là các công ty, doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt nam, pháp nhân hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam ,hoạt động kinh doanh hợp pháp và quan trọng là có đầy đủ các chức danh Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán trưởng, với Công ty, Doanh nghiệp mới thành lập chưa có kế toán trưởng thì phải có giấy quyết định hoặc hồ sơ bổ sung thêm. Người thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của pháp nhân.

Với những quy định mới nhất về hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng là cá nhân hay pháp nhân và cả những tổ chức tín dụng, ngân hàng đều cần phải nắm rõ để từ đó thực hiện các giao dịch tiền gửi hợp pháp, tránh những rủi ro bất ngờ về kinh tế.

Các thông tư đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi triển khai thực hiện

Trong hoạt động về tiền gửi tiết kiệm, thực hiện theo quy định của Thông tư 48/2018/TT-NHNN về quy định tiền gửi tiết kiệm sẽ tuân theo điều 3 :

1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.

Trong thông tư 49/2018TT-NHNN quy định về tiền gửi có kì hạn đã quy định cụ thể về đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:

Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn (sau đây gọi là khách hàng) bao gồm: 1. Người cư trú là tổ chức, cá nhân.

2. Người không cư trú bao gồm:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

b) Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung); .

( Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

b) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

d) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

đ) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài

c) Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 tháng trở lên.

Với những quy định mới nhất về hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng là cá nhân hay pháp nhân và cả những tổ chức tín dụng, ngân hàng đều cần phải nắm rõ. Từ đó thực hiện các giao dịch tiền gửi hợp pháp, tránh những rủi ro bất ngờ về kinh tế. Thông tư đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi triển khai thực hiện. Chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam được phép cung cấp và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Trong hoạt động thường ngày của ngân hàng, với vị trí chi nhánh nằm tại khu Tây Hồ là nơi sinh sống của cả cư dân trong và ngoài nước, một ngày chi nhánh có lượng giao dịch trung bình từ 100- 150 khách hàng, có những ngày lượng giao dịch lên tới hơn 200 khách hàng. Trong đó, hoạt động chủ yếu vẫn là liên quan đến tiền mặt: thu nộp- rút tiền, Sec, Ủy nhiệm chi,… Một trong những quy định của Ngân hàng Hàng Hải là yêu cầu về chứng minh năng lực chủ thể và năng lực hành vi với khách hàng cá nhân, năng lực pháp nhân với các tổ chức. Trong mỗi giao dịch tại quầy CMT,CCCD hay hộ chiếu là một

trong những yêu cầu bắt buộc, cần thiết, với doanh nghiệp thì việc xác nhận chính xác từ loại hình công ty, các giấy phép đăng ký thành lập tới Giám đốc tới Kế toán trưởng hay các chức danh được phép thực hiện giao dịch là điều không thể thiếu. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tại Ngân hàng Hàng Hải được quy định rõ ràng và trong mỗi giao dịch luôn đảm bảo sự an toàn, tính bảo mật về thông tin khách hàng. Ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo giao dịch nhanh, đủ nhưng phải chính xác. CBNV tại Ngân hàng Hàng Hải luôn tuân thủ đúng quy định, kiểm tra kĩ các thông tin để tránh trùng lặp, sai sót, các thông tin của khách hàng luôn phải được xem xét kĩ càng và lưu trữ bảo mật, an ninh thông tin. Điều này cũng là một trong những yêu cầu để bảo đảm sự an toàn cho khách hàng, tạo dựng sự tin tượng giữa khách hàng và ngân hàng. Trong giai đoạn công nghệ phát triển và có nhiều bước tiến về kĩ thuật như hiện nay, việc đưa ra các quy định, kiểm tra càng được chú trọng để mang lại lợi ích nhiều nhất cho các bên tham gia.

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w