Quy định về bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 58 - 62)

Bảo hiềm tiền gửi là loại hình bảo hiểm phi thương mại, theo đó các tổ chức tín dụng và các tổ chưc khác có hoạt động ngân hàng có nhận tiền gửi Đồng Việt Nam của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì bắt buộc phải tham gia đóng phí bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định .

Bảo hiểm tiền gủi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gủi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Bảo hiểm tiền gửi là một sự bảo đảm cho quyền lợi của người có tiền tiết kiệm. Nếu có rủi ro với đơn vị gửi tiền tiết kiệm như ngân hàng hay tổ chức tài chính thì bên bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả theo quy định khi ký kết. Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngòai thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân. Và theo đó, NHTM sẽ là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi còn khách hàng là người được bảo hiểm tiền gửi. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ có trách nhiệm thay tổ chức nhận tiền gửi đó trả các khoản tiền gửi được bào hiểm của khách hàng tham gia tổ chức bảo hiềm tiền gửi đó.

Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM có sự liên kết với nhau,hoạt động theo một hệ thống dưới sự quản lý của NHNN, NHTM không thể hoạt động tách biệt mà cần có sự liên kết với các TCTD khác. Sự hợp tác của các ngân hàng thể hiện trong sự thống nhất về nguyên tắc, phương thức, cách thức

phục vụ, thống nhất trong hoạt động tiền tệ tín dụng, thể hiện qua việc vay vốn lẫn nhau và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Có thể nói hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro cao, và nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi cũng tiềm ẩn rủi ro nếu sai sót. Như vậy, chỉ cần một ngân hàng gặp rủi ro hay mất khả năng thanh toán gây ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng, khi đó nếu người dân ồ ạt tới các ngân hàng rút tiền thì việc chi trả tiền cho khách hàng là điều không thể. Đó là lí do cần đến sự có mặt của tổ chức bảo hiểm gửi là tổ chức tài chính Nhà nước để góp phần duy trì ổn định tài chính , bảo đảm sự phát triển an toàn ổn định của hoạt động ngân hàng. Và sự xuất hiện của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, sau đó có thêm Luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 2010. Khi thực hiện theo luật bảo hiểm, nếu gặp khó khăn trong khả năng thanh toán, NHTM có thể yêu cầu tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền. Có thể không thể giải quyết được hết vấn đề nhưng sự hỗ trợ của tổ chức bảo hiểm với tổ chức tham gia bảo hiểm sẽ giúp được một phần vấn đề của tổ chức tham gia bảo hiểm. Mục đích được đặt lên trên hết trong bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng và tổ chức tài chính. Nhưng theo cùng sự phát triển, với mức bảo hiểm chi trả được đưa ra là 75 triệu đồng sẽ không bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền và khi có vấn đề về thanh toán, đó cũng là áp lực đối với NHTM. Tuy nhiên, với mức chi trả 75 triệu đồng cho một hợp đồng bảo hiểm thì còn có nhiều ý kiến trái chiều tranh luận bởi sẽ có khá nhiều hợp đồng tiết kiệm có giá trị lên đến vài tỷ, khi có rủi ro xảy ra nếu chỉ được nhận lại 75 triệu đồng thì thiệt thòi cho người gửi tiền rất nhiều. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần có những thay đổi kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền cũng tránh ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam cũng đã tham gia vào bảo hiểm hiểm tiền gửi Việt Nam đồng nghĩa với các chi nhánh trong hệ thống MSB đều đã tham gia vào bảo hiểm tiền gửi. Việc tham gia này không chỉ là sự tuân thủ mà còn là sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời khi ngân hàng khó khăn, không có hoặc mất khả năng thanh toán mà còn tạo ra sự an tâm, an toàn cho khách hàng khi tham gia gửi tiền, nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng để tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa đôi bên.

2.1.1. Quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong hợp đồng huy động vốn bằng hình thức tiền gửi

Hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi là một hoạt động quan trọng và có ý nghĩa với các NHTM. Vì nó không chỉ tạo thêm nguồn vốn mà còn là tiền đề cho các hoạt động khác của ngân hàng, tạo thêm một phần lợi nhuận. Hoạt động ấy liên quan tới tiền mặt, mà thị trường tiền tệ cũng chịu rất nhiều áp lực khi có sự thay đổi của lạm phát, lãi suất,… trong những tình hình bất lợi của nền kinh tế, việc các ngân hàng sử dụng lãi suất để làm công cụ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nếu một ngân hàng tăng lãi suất để thu hút khách hàng, theo đó các NHTM khác cũng đồng loạt chạy theo sẽ gây ra sự loạn lãi suất. Và như vậy, việc kiểm soát là khó khăn với NHNN, như vậy việc đưa ra lãi suất trần và kiểm soát được lãi suất là điều đáng quan tâm. Bắt đầu rừ năm 2011 đến nay, lãi suất đã thay đổi rất nhiều lần, từ con số 14% hiện nay đã giảm xuống nhiều. Nhiều NHTM sẽ lách luật để vượt trần lãi suất như chương tình bốc thăm trúng thưởng, tặng chuyến du lịch trọn gói, tặng vàng,… Tại MSB, lãi suất năm cao nhất tính tới thời điểm tháng 4/ 2020 đang ở con số 5,6%/ năm cho khách hàng thường và con số lãi suất được thiết kế dưới mức trần.

Bên cạnh hiện tượng vượt trần lãi suất của NHTM, còn có hoạt động vi phạm của các cá nhân tổ chức trong việc gửi tiền tại ngân hàng. Một trong

những hành vi vi phạm pháp luật đó là hành vi rửa tiền thông qua NHTM, đó là nguồn tiền có nguồn gốc không rõ ràng, phi pháp. Và nguồn tiền đó còn gọi là tiền bẩn, là nguồn tiền đến từ việc buôn bán ma túy, mại dâm, vũ khí, hàng cấm hay từ tiền tham nhũng, nhận hối lộ, tham ô của các nhà lãnh đạo, các quan chức, viên chức nhà nước. tiền có được do tội phạm làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc,.. Nói chung nguồn tiền đó có được là từ các hoạt động trái phép, phi phạm: buôn lậu, tham ô, lừa đảo. Bề ngoài chỉ là những hoạt động bình thường nhưng thực chất vô cùng nguy hại và gây ảnh hưởng tới các hoạt động ngân hàng, kinh tế. Việc rửa tiền được trót lọt sẽ làm biến động trong mặt bằng chung về tiền tệ, tạo động lực cho các hành vi phạm pháp tiếp tục được diễn ra, Luật phòng chống rửa tiền được ban hành là điều cần thiết và hợp lí, nhưng quan trọng, các NHTM phải chú ý khi nhận tiền gửi, quan sát theo dõi để nhận nguồn tiền trong sạch, tránh tiếp tay cho những hành vi sai trái

Quy định về chế tài xử lí;

Chế tài xử lí vi phạm về hoạt động huy dộng vốn bằng tiền gửi đa phần là chế tài hành chính. Theo Nghị định Chính phủ số 202/2004/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng “ phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 dồng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng không thực hiện đúng quy định về nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật” còn các tổ chức tín dụng thì không có chế tài xử phạt. Sau đó, Luật các TCTD ra đời cũng không hề đề cập tới vấn đề đó. Hiện nay, NHNN còn quá nương tay với các hành vi vi phạm liên quan tới tiền gửi. Đôi khi, NHTM có thể qua mắt được NHNN trong hoạt động liên quan tới tiền gửi, trừ phi NHNN kiểm tra sâu và thường xuyên. Còn theo Luật phòng chống rửa tiền quy định: Người nào có hành vi dùng tiền bất hợp pháp gửi vào NHTM, nếu bị phát hiện sẽ bị áp dụng chế tài hinh sự theo quy định cuẩ Bộ luật hình sự; và Luật quy định thêm về áp dụng các biện pháp tạm thời

và xử lý vi phạm: trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản, xử lí vi phạm nhưng chỉ là xử phạt hành chính.

Tóm lại hoạt động huy động vốn là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, Đôi khi, trong tình trạng nền kinh tế khó khăn, việc vi phạm trong hoạt động tiền gửi của NHTM là không tránh khỏi và NHNN phải theo dõi sát sao để có thể phòng ngừa và điều chỉnh cho kịp thời, có những biện pháp xử lí mạnh tay, cứng rắn để tọa ra sự minh bạch, đường đi đúng cho các NHTM. Nhưng trong chính NHTM phải luôn thực hiện đúng các quy định, tuân thủ pháp luật, hợp tác với NHNN, đặt biệt là có cảnh giác với các hoạt đồng sử dụng tiền gửi trái pháp luật. NHTM Cổ phần Hàng Hải cũng có những biện pháp và sự kiểm tra kĩ với hoạt động tiền gửi, nhận biết tiền giả và các hoạt động rửa tiền.

Một phần của tài liệu 213 PHÁP LUẬT về HUY ĐỘNG vốn BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN gửi của các NHTM và THỰC TIỄN tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải VIỆT NAM – CHI NHÁNH sở GIAO DỊCH PHÒNG GIAO DỊCH THĂNG LONG (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w