nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
BÀI 25. HỌC THUYẾT ĐACUYNNHẬN BIẾT NHẬN BIẾT
Câu 1. Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. nhễm sắc thể. B. quần thể. C. giao tử. D. cá thể.
A. thức ăn, kẻ thù, dịch bệnh. B. thức ăn, kẻ thù, các nhân tố vô sinh C. điều kiện sống
D.đấu tranh sinh tồn.
Câu 3. Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là:
A. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
B. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành các loài mới.
D. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá.
Câu 4.Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 5.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
THÔNG HIỂU
Câu 6. Theo sơ đồ phân ly tính trạng của Đacuyn, dạng nguyên thuỷ còn sống sót, ít biến đổi so với loài tổ tiên, được xem là:
A. hiện tượng đồng qui. B. hiện tượng lại tổ. C. loài thoái hoá. D. hoá thạch sống.
Câu 7. Điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là
I. đều đào thải các cá thể mang biến dị bất lợi, tích luỹ các cá thể mang biến dị có lợi. II. đều có cơ sở dựa vào tính biến dị và di truyền của sinh vật.
III. biến dị có vai trò cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc, còn di truyền có vai trò tích luỹ các biến dị có lợi qua các thế hệ.
IV. đều xuất hiện cùng một thời điểm.
V. đều hình thành tính đa dạng và thích nghi của sinh vật.
A. I, II, III, V. B. I, II, III, IV, V. C. I, II, IV, V. D. II, III, IV, V.
Câu 8. Theo Đacuyn các nhân tố sau đây chi phối sự hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống:
A. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. B. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhên.
C. biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo. D. đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo.
Câu 9. Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích:
A. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng. B. sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. C. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật. D. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
Câu 10. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 11. Theo quan điểm của Đacuyn, giải thích nào dưới đây là đúng về sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục của sâu ăn lá?
A. Biến dị màu xanh lục là biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại và tích luỹ qua nhiều thế hệ nhờ quá trình di truyền.
B. Màu xanh lục là màu có sẳn của sâu ăn lá.
C.Do ăn lá cây đã tích luỹ diệp lục tố trong cơ thể sâu ăn lá nên sâu ăn lá có màu xanh lục. D.Sống trên nền màu xanh của lá, sâu đã tập nhiễm được màu xanh lục.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không đúng theo quan niệm Đacuyn:
I. Mọi vật nuôi, cây trồng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dại.
II. Tính thích nghi và đa dạng của vật nuôi, cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo. III. Chọn lọc nhân tạo là động lực thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hoá.
A. I, II. B. III, IV. C. I, III. D. II, IV.
BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠINHẬN BIẾT NHẬN BIẾT
Câu 1.Tiến hoá nhỏ là quá trình:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 2. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. phân tử.
Câu 3. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá theo quan niệm hiện đại là
A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.
Câu 4. Các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được gọi là
A. các nhân tố di truyền. B. các nhân tố biến đổi.
C. các nhân tố tiến hóa. D. các nhân tố chọn lọc.
Câu 5. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. loài mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện.
THÔNG HIỂU
Câu 6. Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ xảy ra theo trình tự nào?
A. Phát tán đột biến chọn lọc các đột biến có lợi sự phát sinh đột biến cách li sinh sản.
B. Phát sinh đột biến cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc phát tán đột biến qua giao phối chọn lọc các đột biến có lợi.
C. Phát tán đột biến chọn lọc các đột biến có lợi cách li sinh sản phát tán đột biến qua giao phối.
D. Phát sinh đột biến sự phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợicách li sinh sản.
Câu 7. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là
A. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.
B. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.