Câu 9. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các cá thể cùng loài?
A. Quần xã. B. Hệ sinh thái. C. Quần thể. D. Sinh quyển.
Câu 10. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.
C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ. D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.
Câu 11: Quần thể không có đặc trưng nào trong các đặc trưng sau đây?
A. Tỉ lệ giới tính B. Nhóm tuổi C. Mật độ D. Giới hạn sinh thái
Câu 12. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài II. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
III. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường.
V. Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh (B), tỉ lệ tử vong (D), tỉ lệ nhập cư (I) và tỉ lệ xuất cư (E) theo biểu thức: N = B+I-D-E
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn đới. IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Loài chuột cát ở đài nguyên có thể chịu được nhiệt độ không khí dao động từ 50 �C đến 30 �C, trong đó nhiệt độ thuận lợi từ 0�C đến 20�C thể hiện quy luật sinh thái:
A. Giới hạn sinh thái. B. Tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường.