Nướcbiển ngoài xa cách bờ 20km

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 59 - 62)

Để có cơ sở so sánh, đánh giá tốt hơn về nguyên nhân và hiện trạng ô nhiễm nước biển ven bờ, tác giả đã lấy mẫu và phân tích chất lượng nước biển cách bờ 20Km.

Bảng 3.17.Chất lượng nước biển cách bờ 20Km

Thông số Đơn vị tính Nồng độ QCVN 10:2008/BTNMT pH 7,2 6,5 - 8,5 DO mg/l 5,8 ≥ 4 TSS mg/l 30 50 COD mg/l 2,4 4 NH4 + mg/l 0,02 0,5

Thông số Đơn vị tính Nồng độ QCVN 10:2008/BTNMT S2- mg/l 0,002 0,01 Cr6+ mg/l 0,002 0,05 Fe mg/l 0,6 0,1 Mn mg/l 0,07 0,1 Cu mg/l 0,003 0,5 Zn mg/l 0,064 1 CN- mg/l <0,001 0,005 Pb mg/l 0,005 0,02 Cd mg/l 0,0005 0,005 Hg mg/l <0,0001 0,002 As mg/l <0,001 0,04 Phenol tổng mg/l <0,001 0,001 Dầu mỡ mg/l 0,13 0,1 khoáng Clordan µg/l <0,1 0,02 Malation µg/l <0,1 0,32 Coliform MPN/100ml 500 1,000

Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 8/2015

Các thông số quan trắc tại nước biển ngoài xa bờ (cách khoảng 20km) với cùng thông số quan trắc tại các cửa sông, ven biển, ta thấy hàm lượng các chất trong nước biển không có sự thay đổi nhiều, hàm lượng sắt, dầu mỡ khoáng vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT), tuy nhiên so với nước biển gần bờ thì

chỉ số TSS, COD, NH4+ có xu hướng giảm nhẹ, điều này cho thấy các chỉ số ô

nhiễm tại vùng biển ven bờ có nguồn gốc chính từ trong lục địa.

Nhận xét chung về hiện trạng chất lƣợng nƣớc biển ven bờ tỉnh Thái Bình:

- Cửa Ba Lạt, nồng độ dầu dao động trong khoảng 0,09 - 2,00mg/l, trung bình trong 04 năm là 0,28 mg/l vượt 1,4 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT; Cửa Diêm Điền xã Thái Thượng, cảng cá Tân Sơn xã Thụy Hải và nước biển ven bờ xã Thụy Xuân huyện Thái Thụy đã bị ô nhiễm dầu khá nghiêm trọng (lượng dầu đo được cao nhất vào tháng 6/2012 vượt gấp 10 so với QCVN 10:2008/BTNMT).

- Chỉ tiêu Mn trong nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình có dấu hiệu tăng từ năm 2011 đến 2015; năm 2011, 2012 chỉ có 04 khu vực xác định [Mn] vượt QCVN 10:2008/BTNMT, đến năm 2013, 2014, 2015 đã phát hiện 06 khu vực biển có nồng độ Mn vượt QCVN 10:2008/BTNMT

- Toàn bộ vùng nước ven biển tỉnh Thái Bình có nồng độ Ion sắt trung bình đo được từ năm 2011-2015 dao động từ 0,38 - 1,02 mg/l cao hơn từ 3,8 - 10,2 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT đối với các khu vực nuôi trồng thủy hải sản và khu du lịch tắm biển; cao hơn từ 1,27 - 3,4 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT đối với các khu vực khác. Riêng khu vực cửa sông Trà Lý, cảng cá Tân Sơn và cửa Thái Bình nồng độ ion sắt nhỏ hơn so với QCVN 10:2008/BTNMT đối với các khu vực khác (có thể do tại Thái Bình chủ yếu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ; hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, luyện thép tập trung nhiều tại thượng nguồn mang lại).

- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu ô xy hóa hóa học (COD) và

nitorat (NH4+) nhiều khu vực nuôi trồng thủy sản, khu vực dành cho tắm biển du

lịch vượt QCVN 10:2008/BTNMT.

- Coliform tăng dần từ năm 2011 đến năm 2015 tại các khu 5 cửa sông (Thái Bình, Diên Điền, Trà Lý, Lân, Ba Lạt) và khu vực cảng cá Sân Sơn huyện Thái Thụy và bắt đầu từ năm 2012, 2013, 2014, 2015 vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT) từ 1,0 - 2,6 lần. Tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản chỉ tiêu về Coliform đo năm 2011 và 2012 cũng tăng dần và vượt tiêu chuẩn cho phép từ khoảng 1,15 - 1,7 lần.

Từ kết quả trên, xác định hiện nay môi trường nước biển ven bờ tỉnh Thái Bình đang bị ô nhiễm, mức độ khác nhau giữa 6 tháng đầu hằng năm, 6 tháng cuối

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w