Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soá tô nhiễm, quản lý chất thải

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 73 - 75)

Tồn tại và thách thức. Công tác thanh tra, kiểm tra và phối hợp giữa các ngành, địa phương có biển đối với các dự án trên biển, tàu thuyền về bảo vệ môi trường hầu như chưa được thực hiện. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn của tác giả thì 100% tàu cá xả nước thải (nước dằn tàu, nước la-canh), rác thải ra biển; 10/14 xã ven biển tỉnh Thái Bình rác được tập trung ngoài đê biển, không được lưu giữ, xử lý theo quy định về bảo vệ môi trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường ở 02 huyện ven biển, xã còn nhiều hạn chế; chưa chủ động xây dựng được kế hoạch kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; việc áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về BVMT thuộc thẩm quyền các địa phương còn bị xem nhẹ; chưa quan tâm hoạt động phúc tra và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; một số nơi còn là điểm nóng ô nhiễm môi trường nhưng chưa được tập trung giải quyết triệt để.

Huyện Tiền Hải có 01 khu xử lý chất thải rắn công nghiệp (KCN khí mỏ Tiền Hải) nhưng chỉ dừng ở biện pháp chôn lấp nên thời hạn sử dụng ngắn; ở thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom xử lý triệt để; hầu hết xã, thuộc 02 huyện ven biển (Tiền Hải, Thái Thụy) chưa đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung đảm bảo quy định về môi trường.

Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường:

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập từ năm 2008, tổ chức bộ máy được củng cố, kiện toàn và trang thiết bị được đầu tư, bổ sung hàng năm. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quan trắc thường phải thuê các cơ quan tư vấn thực hiện nên thông số ô nhiễm diễn biến hàng

hạn chế, vì vậy tần suất lấy mẫu, số điểm và vị trí lấy mẫu môi trường biển còn thấp. Hai huyện ven biển (Tiền Hải, Thái Thụy) cũng chưa được bố trí kinh phí thực hiện quan trắc các điểm xả nước thải ra cửa sông, ven biển thuộc địa bàn quản lý.

Giải pháp nâng cao hiệu quả:

- Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ.

- Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển chi tiết hằng năm; triển khai, đánh giá các nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm môi trường nước biển hằng năm.

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, tham mưa Bộ Tài nguyên và Môi trường và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đế kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Bình.

- Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển; tình trạng ô nhiễm môi trường biển, môi trường nước biển ven bờ.

- Tăng cường củng cố hệ thống quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ, trầm tích, các hệ sinh thái ven biển, cửa sông và đa dạng sinh học ven biển.

- Chủ động lập kế hoạch phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nước biển ven bờ, cải thiện phục hồi các vùng nước bị ô nhiễm và suy thoái.

- Chủ động lập kế hoạch, phương án ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trong vùng ven biển tỉnh Thái Bình; đào tạo tập huấn công tác ứng phó, khắc phục sự cố môi trường trên biển.

- Xây dựng chi tiết kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về môi trường biển, biển ven bờ tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với các đối tượng cán bộ nhà nước, người dân ven biển và các tổ chức, cá nhân đang hoạt động, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển ven bờ tỉnh Thái Bình.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường biển, ven biển; chủ động giải quyết triệt để các trường hợp khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường biển, ven biển.

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w