Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 68 - 69)

thải:

Các hoạt động điều tra, thống kê chất thải, tư vấn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và công tác thanh tra, kiểm tra được tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lục địa có tải lượng ô nhiễm cao, có khả năng làm ô nhiễm môi trường xung quanh như đình chỉ 07 doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, rà soát, điều tra, lập danh sách 46 điểm ô nhiễm nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu và đề xuất kế hoạch xử lý, quản lý chất thải nguy hại. Các hoạt động điều tra, thống kê chất thải trên biển vẫn chưa được thực hiện, kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, phương tiện phát sinh chất thải ra biển không thường xuyên, chưa có sự phối hợp thực hiện giữa các ngành; hiện tượng đổ rác ra biển tại 14 xã ven biển vẫn đang diễn ra, chưa có hoạt động thu gom triệt để tại ven biển tỉnh Thái Bình. [9]

b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường:

UBND tỉnh đã ký các Quyết định (số 2356/QĐ-UBND ngày 28/8/2008 phê duyệt hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2015 và Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 về điều chỉnh, bổ sung mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020); Trên cơ sở đó, hàng năm Sở TNMT xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường tự nhiên, môi trường biển và môi trường công nghiệp trên địa bàn tỉnh, do kinh phí hạn hẹp nên hiện nay số lượng điểm quan trắc môi trường biển chỉ được 6/12 điểm với tần suất quan trắc 2 lần/năm. Từ năm 2011-2014, UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí gần 16 tỷ VNĐ, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ, nhân viên của

Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên và môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường [9].

c. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

Các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên biển và ven biển chưa có, tập trung trong sâu đất liền, đến nay đã áp dụng các biện pháp xử lý triệt để 5/13 cơ sở sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh, làng nghề phải xử lý ô nhiễm từ năm 2003 - 2007; 4/13 cơ sở đã đóng cửa, không còn hoạt động và không xác định được chủ quản lý; 1/13 cơ sở khó thực hiện là xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; 1/13 cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý và hoàn thiện hồ sơ để công nhận; 01 cơ sở chuẩn bị chuyển đổi lĩnh vực hoạt động [9].

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w