Dự báo xu hướng biến đổi chất lượng nướcbiểnven bờ tỉnh TháiBình

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 64)

Bình

Với 54km bờ biển, 05 cửa sông đổ ra biển (Lân, Trà Lý, Ba Lạt, Thái Bình và Diêm Hộ), các sông này đều ở cuối nguồn tiếp nhận chất thải từ thượng nguồn đổ về gặp sóng từ ngoài biển đẩy vào, tạo ra vùng giao thoa tại các cửa sông. Tại các vùng giao thoa đã tiến hành lấy mẫu nghiên cứu dư lượng thuốc trừ sâu trong ngao, vọp và trong trầm tích bước đầu thể hiện ô nhiễm; khu vực cửa Ba Lạt và khu vực cửa Lân phát hiện sự ô nhiễm kim loại nặng vì cửa Lân tiếp nhận nước thải công nghiệp từ sông Kiên Giang và sông Long Hầu.

Ngoài ra khu vực ven biển còn ô nhiễm môi trường đất, nước do: nuôi tôm, nuôi ngao chưa quy hoạch, chuyển đổi canh tác từ ruộng lúa có năng suất thấp ven đê biển sang nuôi tôm nước lợ theo phương pháp công nghiệp, phơi đầm, xử lý đầm, thức ăn... hoặc nhiễm mặn các vùng nội đồng.

Về lâu dài nếu không có các biện pháp xử lý nước thải từ đầu nguồn, mức độ gia tăng chất thải vượt quá sức chịu tải của môi trường ven biển sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường ven biển, ảnh hưởng trực tiếp tới các vùng nuôi trồng thuỷ sản; mặt khác các kết quả phân tích nước biển đã xuất hiện ô nhiễm do dầu loang và hàm lượng

Mangan, sắt, TSS, COD, NH4+, Coliform trong nước biển ven bờ cao, có thể là

nguồn ô nhiễm do hoạt động vận tải thủy thải nước thải nhiễm dầu, hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong lục địa cũng như ven biển là những nguyên nhân đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng chất lượng nước biển ven bờ…

Khu vực ven biển tỉnh Thái Bình cũng là nơi có mật độ dân cư đông, phần lớn sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của khu vực này, đồng thời là khu vực dễ bị tổn thương do các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn hán) và hoạt động nhân tạo như: Giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản dưới đáy biển, nuôi trồng thủy hải sản ven biển, ô nhiễm từ đất liền do hoạt động công nông nghiệp. Tất cả những hoạt động này đều gây tác động tiêu cực đến môi trường, làm suy thoái hệ

sinh thái biển, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven biển, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Chất lượng môi trường nước vùng ven biển tỉnh Thái Bình đã có những dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái do sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế hàng năm đã tạo ra một lượng lớn chất thải vào nước sông và vùng ven bờ, hoạt động chặt phá rừng ngập mặn, khai thác thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt, khoanh đất đầm nuôi chiếm hết diện tích bãi triều tự nhiên, tuỳ tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất cùng với các hoạt động trên là sự gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên, thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí gây sức ép lớn đến môi trường biển, ven biển, làm suy thoái tài nguyên biển và ven biển.

3.4. Hiện trạng kiểm soát ô nhiễm nƣớc biển ven bờ tỉnh Thái Bình

Kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ là tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, không chế không cho sự ô nhiễm xảy ra ở vùng nước ven biển hoặc khi có sự cố ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó.

Việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng kiểm soát ô nhiễm nước biển ven bờ Thái Bình sẽ tập trung vào phân tích đánh giá một số vấn đề chính của công tác kiểm soát ô nhiễm, bao gồm: chính sách, luật pháp; bộ máy tổ chức và nguồn lực; hoạt động giám sát, kiểm soát nguồn thải và quan trắc, giám sát chất lượng nước biển ven bờ của cơ quản quản lý tài nguyên môi trường ở Thái Bình.

3.4.1. Hệ thống chính sách, pháp luật BVMT ở địa phương

Chính sách, pháp luật về quản lý môi trường biển trong những năm qua đã được quan tâm, chú trọng. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã định hướng bảo vệ môi trường biển và ven biển. Trong Luật Bảo vệ môi trường 2014, đã giành Chương V với nội dung là Bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong đó đưa ra các quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phòng ngừa và ứng phó sự cố

Đặc biệt ngày 06/3/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ- CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo quy định chung các vấn đề về quy hoạch không gian biển trong khai thác sử dụng tài nguyên biển và nguyên tắc chung trong kiểm soát môi trường biển; ngày 21/5/2014 ban hành Nghị định số 51/2014/NĐCP về giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng; Ngày 25/6/2015, kỳ thứ 9 Quốc hội khóa XIII đa thông qua Luật Tài nguyên và biển và hải đảo Việt Nam, dự kiến Chủ tich nước công bố và thi hành trong năm 2016 với 81điều chú trọng tới công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Về phía tỉnh Thái Bình đã thực hiện cụ thể hóa văn bản pháp luật, quy định, cơ chế, chính sách, Chiến lược, chương trình, kế hoạch BVMT quốc gia đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm ban hành và chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn cụ thể hóa các văn bản quy phạm, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách về BVMT ở địa phương và đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở địa phương.

Từ năm 2011 đến nay: Tỉnh ủy đã ban hành 01 Kết luận (số 02-KL/TU ngày 02/3/2012); 01 Kế hoạch (số 16/KH-UBND ngày 26/3/2015 về triển khai Luật Bảo vệ môi trường); 02 Chương trình hành động (số 29-Ctr/TU ngày 18/7/2013; số 02/CTHĐ-UBND ngày 10/7/2013 về thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ); UBND tỉnh đã ban hành Chương trình kế hoạch quản lý

tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp

tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh; Chương trình, kế hoạch bảo

vệ môi trường tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó có nội dung bảo vệ môi trường biển. Tập hợp các văn bản Pháp luật Nhà nước, của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về bảo vệ Môi trường in thành sách trang bị cho cán bộ lãnh đạo, nghiệp vụ các sở, ngành và cấp huyện, xã làm tài liệu tuyên truyền và thực hiện.

3.4.2. Tổ chức quản lý môi trường

Hệ thống quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường ở địa phương đã được hình thành theo hướng gắn kết quản lý nhà nước về môi trường với quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống tổ chức bộ máy ngày càng được kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ được phân định cụ thể theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ (số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV ngày 27/12/2007; số 03/2008/TTLT-BTNMT- BNV ngày 15/7/2008; số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV ngày 05/11/2010; số 04/2010/TTLT-BTNMT-BNV ngày 02/02/2010; số 07/2011/TTLT-BTNMT-BNV ngày 30/01/2011; 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014).

Hiện nay, cấp tỉnh đã thành lập Chi cục Bảo vệ Môi trường (13/15 cán bộ công chức), Chi cục Biển (8/8 cán bộ, công chức), Trung tâm Quan trắc phân tích Tài nguyên và môi trường (18 cán bộ viên chức, hợp đồng lao động) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Từ khi thành lập các đơn vị đã có thêm một số điều kiện về con người và cơ sở vật chất để thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh, Giám đốc sở thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước lục địa, môi trường biển.

Cấp huyện (07 huyện, 01 thành phố) biên chế, hợp đồng từ 02 - 03 cán bộ chuyên trách về môi trường thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường; trong thời gian qua đã trực tiếp tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện được một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT ở địa phương.

Cấp xã 100% số xã có cán bộ làm công tác môi trường (cán bộ địa chính được giao kiêm nhiệm quản lý môi trường ở địa phương, một số xã đã có cán bộ địa chính 2 phụ trách xây dựng và môi trường).

Cùng với việc xắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành; bộ phận quản lý nhà nước về môi trường ở các sở, ban, ngành cũng được điều chỉnh, bổ sung theo hướng phù hợp với tình hình và tổ chức mới; cụ thể: Công an tỉnh có phòng cảnh sát môi trường (27 cán bộ, chiến sĩ); Ban Quản lý các

Sở Công thương có Phòng Kỹ thuật, an toàn hóa chất và môi trường (06 cán bộ công chức); Cảng vụ Thái Bình có 10 cán bộ, nhân viên cũng đang đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, cấp phép hoạt động cho tàu, thuyền, thanh tra, kiểm tra quá trình vận chuyển, xử lý chất thải trên tàu thuyền.

3.4.3. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất trường a. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải:

Các hoạt động điều tra, thống kê chất thải, tư vấn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và công tác thanh tra, kiểm tra được tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lục địa có tải lượng ô nhiễm cao, có khả năng làm ô nhiễm môi trường xung quanh như đình chỉ 07 doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, rà soát, điều tra, lập danh sách 46 điểm ô nhiễm nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu và đề xuất kế hoạch xử lý, quản lý chất thải nguy hại. Các hoạt động điều tra, thống kê chất thải trên biển vẫn chưa được thực hiện, kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, phương tiện phát sinh chất thải ra biển không thường xuyên, chưa có sự phối hợp thực hiện giữa các ngành; hiện tượng đổ rác ra biển tại 14 xã ven biển vẫn đang diễn ra, chưa có hoạt động thu gom triệt để tại ven biển tỉnh Thái Bình. [9]

b. Công tác quan trắc, thông tin báo cáo, cảnh báo ô nhiễm môi trường:

UBND tỉnh đã ký các Quyết định (số 2356/QĐ-UBND ngày 28/8/2008 phê duyệt hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2015 và Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 về điều chỉnh, bổ sung mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020); Trên cơ sở đó, hàng năm Sở TNMT xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường tự nhiên, môi trường biển và môi trường công nghiệp trên địa bàn tỉnh, do kinh phí hạn hẹp nên hiện nay số lượng điểm quan trắc môi trường biển chỉ được 6/12 điểm với tần suất quan trắc 2 lần/năm. Từ năm 2011-2014, UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí gần 16 tỷ VNĐ, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo cán bộ, nhân viên của

Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên và môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường [9].

c. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

Các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên biển và ven biển chưa có, tập trung trong sâu đất liền, đến nay đã áp dụng các biện pháp xử lý triệt để 5/13 cơ sở sản xuất, kinh doanh, khám chữa bệnh, làng nghề phải xử lý ô nhiễm từ năm 2003 - 2007; 4/13 cơ sở đã đóng cửa, không còn hoạt động và không xác định được chủ quản lý; 1/13 cơ sở khó thực hiện là xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; 1/13 cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý và hoàn thiện hồ sơ để công nhận; 01 cơ sở chuẩn bị chuyển đổi lĩnh vực hoạt động [9].

3.4.4. Về nguồn lực

Trong thời gian qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường trong lục địa, như: Sở Ytế tranh thủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư lò đốt chất thải rắn nguy hại, hệ thống thu gom, xử lý nước thải của bệnh viện tuyến huyện và các nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương đầu tư xử lý môi trường ở bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Ngoài ra các ngành, các cấp còn tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường để đầu tư cho bảo vệ môi trường. Triển khai thu phí bảo vệ môi trường theo Nghị định số 67/NĐ-CP đã giao cho Công ty Cấp nước Thái Bình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, Sở Tài nguyên thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã được quan tâm đúng mức và tự nguyện chấp hành lập dự án đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải với nguồn vốn hàng tỷ đồng như: Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Sen, Công ty cổ phần cơ sở hạ tầng công nghiệp Đài tín, Công ty dệt nhuộm xuất khẩu Thành công, Niên shing; hàng trăm triệu đồng như Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế, Công ty TNHH thực phẩm Rich Beauty Việt Nam, Công ty TNHH dệt

Meina Meina, Công ty PETLEE, xí nghiệp may 10, Bia Hương sen, Thăng long, Thành công, Nam long… [9]

3.4.5. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Trong 5 năm qua, kinh phí sự nghiệp môi trường thực hiện theo Nghị quyết số 41-NQ/TW, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trí 1% tổng thu ngân sách hàng năm và dành một phần nhỏ cho quan trắc nước biển ven bờ (6/12 điểm quan trắc biển, 02 lần/năm), thực hiện điều tra tài nguyên biển tỉnh Thái Bình, còn lại tập trung chủ yếu cho các hoạt động, dự án trọng điểm như xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước cho các khu công nghiệp, 12 bệnh viện công lập, nhà máy rác thải của thành phố Thái Bình, các khu lưu giữ, xử lý rác sinh hoạt của 80 xã phường thị trấn trong tỉnh.

3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm nƣớc biển

ven bờ tỉnh Thái Bình

3.5.1. Về mặt thể chế chính sách

Tồn tại và thách thức. Ở địa phương việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường chủ yếu theo các văn bản pháp luật của trung ương, việc cụ thể hóa văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế, triển khai chậm. Luật Tài nguyên và môi trường biển hải đảo chưa được công bố, thi hành. Một số các văn bản của địa phương cũng chậm được xây dựng và triển khai, ví dụ như Nghị định số 21/2014/NĐ-CP về giao khu vực biển có hiệu lực từ tháng 6 năm 2014, nhưng đến nay tỉnh Thái Bình vẫn chưa ban hành bộ thủ tục hành chính về giao khu vực biển do chưa có thông tư của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên quy định về mức phí giao khu vực biển; nhiều chính sách phát triển ngành ở địa phương chưa tính đến bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng; Một số văn bản,

Một phần của tài liệu KiemSoatONhiemNuocBienVenBoTinhThaiBinhThucTrangVaGiaiPhap (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w