Phong cách lãnh đạo

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm ThS. Trần Thị Thảo (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 28 - 33)

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM

2. Phong cách lãnh đạo

Xét cho cùng, nhóm trưởng cũng là một thành viên của nhóm như tất cả những người khác, tuy nhiên công việc của một nhóm có đạt được hiệu quả hay không, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm thế nào lại chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách làm việc của người lãnh đạo này. Ngoài yếu tố năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, cách thức giao tiếp, cư xử, cách ra quyết định, giải quyết vấn đề, thói quen … tạo nên phong cách của con người và đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhóm.

Có ba phong cách lãnh đạo cơ bản trong nhóm:

2.1 Phong cách lãnh đạo dân chủ

Kiểu lãnh đạo mang tính chất dân chủ có những đặc trưng cơ bản sau: - Biết đối xử một cách mềm dẻo, linh hoạt, khéo léo, và tế nhị với mọi

người.

- Biết tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của quần chúng.

- Biết tạo cho nhân viên của mình luôn có được ý thức tự do trong việc bày tỏ sáng kiến, kinh nghiệm và ý kiến của mình. Trong quá trình thiết lập các mối quan hệ với nhân viên sẽ không bao giờ có sự áp đặt một cách khiên cưỡng, một chiều và máy móc từ phía lãnh đạo.

2.2 Phong cách lãnh đạo độc đoán

Kiểu lãnh đạo mang tính chất mệnh lệnh, chuyên quyền có những đặc điểm cơ bản sau:

- Luôn luôn chỉ biết lấy ý chí của mình để áp đặt và ép buộc nhân viên làm theo ý mình. Họ không động viên, thuyết phục, khuyến khích nhân viên trong khi thực hiện cụng việc.

- Chú trọng nhiều đến quan hệ công việc, ít quan tâm tới những quan hệ riêng tư của nhân viên.

- Sự khôn khéo, tế nhị trong quan hệ với nhân viên hạn chế, thường tự động kiểm tra và tham gia trực tiếp vào mọi việc làm của nhân viên.

2.3 Phong cách lãnh đạo tự do

- Không lập kế hoạch, không tổ chức chỉ đạo kiểm tra đánh giá việc thực hiện công việc. Trong thực tế họ sẽ luôn luôn để cho các thành viên tuỳ ý thực hiện các nhiệm vụ của những hoạt động xã hội, giao tiếp xã hội mà không tiến hành một tác động chỉ đạo nào.

- Luôn luôn thể hiện phong cách tự do trong khi thực hiện các nhiệm vụ quản lý.

- Theo quan điểm hiện đại mà được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới thống nhất cách nhìn nhận là phong cách lãnh đạo nào cũng có mặt tốt và mặt hạn chế của nó. Vấn đề là người lãnh đạo phải sử dụng có kết hợp một cách có hiệu quả các phong cách lãnh đạo cho phù hợp với tập thể của mình. Thí dụ phong cách lãnh đạo dân chủ vận dụng trong giai đoạn tập thể chưa được hình thành là không phù hợp mà phải vận dụng phong cách độc đoán. Khi tập thể thực sự hình thành người lãnh đạo dùng phong cách dân chủ.

- Lãnh đạo một tập thể tri thức cao cấp vận dụng phong cách lãnh đạo tự do được khuyến khích nhiều hơn. Tốt nhất người lãnh đạo biết phối hợp các mặt mạnh của các phong cách lãnh đạo.

Với ba phong cách lãnh đạo theo các kiểu khác nhau, không khí làm việc trong nhóm sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên đều hướng đến mục đích chung cuối cùng là đạt hiệu quả công việc. Do vậy, chúng có những mối liên hệ nhất định với nhau. Trong đó, lãnh đạo theo kiểu độc đoán là lý tưởng nhất nhưng trong những trường hợp người chỉ huy phải gấp rút đưa ra quyết định và cấp dưới phải nghe theo.

Người lãnh đạo luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động của nhóm, do đó cho dù với kiểu lãnh đạo nào thì các trưởng nhóm cũng phải hội tụ đủ những yếu tố sau đây:

- Biết và hiểu tâm lý nhóm và tâm lý cá nhân, nắm vững diễn tiến của nhóm (các hoạt động tương tác, truyền thông, những mâu thuẫn tiềm ẩn, xung đột và các biện pháp giải quyết ...).

- Phân công công việc hợp lý dựa trên năng lực và khả năng của từng thành viên.

- Khả năng phát hiện và xử lý các tình huống liên quan đến tính hợp tác nhóm cũng như xây dựng và điều khiển bầu không khí nhóm lành mạnh, thân thiện giữa các thành viên trong nhóm

- Tạo không khí làm việc tích cực, hiệu quả, đồng thời ghi nhận và làm cho các thành viên thấy được sự đóng góp của mình trong thành quả chung của nhóm.

- Lãnh đạo giỏi không phải là người một mực tuân theo một phong cách lãnh đạo bất biến, mà đó là người biết áp dụng các phong cách linh hoạt, phù hợp với từng tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, họ cũng phải

có khả năng dung hòa giữa trách nhiệm, công việc và nhu cầu của các thành viên. Có như vậy, mới tạo được sự phấn chấn trong tinh thần làm việc của các thành viên và đạt được mục tiêu công việc với hiệu quả cao nhất.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bạn đã từng có cơ hội phụ trách một nhóm, có thể là nhóm gia đình, bạn bè, câu lạc bộ, ... nào?

... Hãy suy nghĩ và đánh giá phong cách lãnh đạo của bạn theo kiểu nào? Bạn đã gặp những khó khăn và thuận lợi gì trong phong cách lãnh đạo đó?

... Hãy liệt kê những việc phải làm để cải tiến kỹ năng lãnh đạo của mình. ... Trong trường hợp chưa từng đóng vai trò lãnh đạo trong bất kỳ đội nhóm nào, bạn hãy tưởng tượng và chỉ ra phong cách phù hợp với bản thân mình.

- Hãy trình bày lý do tại sao?

- Theo bạn, bạn sẽ làm gì để phát triển phong cách lãnh đạo đó một cách hiệu quả nhất?

NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT LÃNH ĐẠO

- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác.

- Khả năng khơi dậy sự tự tin cho nhân viên của mình. - Kiên định và nhất quán.

- Uy tín. - Công bằng. - Biết lắng nghe.

- Tin tưởng vào tập thể. - Trách nhiệm.

3. Các yếu tố tâm lý xã hội 3.1 Dư luận xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm ThS. Trần Thị Thảo (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)