Định kiến xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm ThS. Trần Thị Thảo (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 35 - 39)

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NHÓM

3. Các yếu tố tâm lý xã hội

3.3 Định kiến xã hội

Định kiến là cách nhìn nhận, đánh giá một vấn đề dựa trên quan điểm và kinh nghiệm của chính bản thân về sự việc một cách áp đặt. Bởi vì tính áp đặt mà đôi khi cá nhân trở nên không khách quan, tự tước mất cơ hội tìm hiểu thông tin một cách cụ thể hơn. Trong môi trường làm việc nhóm, định kiến rất thường hay xảy ra.

Mai Hà đã có kinh nghiệm làm ở vị trí phụ trách chăm sóc khách hàng ở một số công ty, từ khi cô ra trường đến nay đã gần 10 năm. Gần đây, nhận lời mời của người chú ruột của mình là Phó tổng giám đốc của công ty phần mềm F., Hà trở thành phụ trách truyền thông tại đây. Trước ngày Hà nhận việc, anh Thông là Giám đốc nhân sự đã thông báo với tất cả nhân viên về vấn đề này. Tại phòng Truyền thông của công ty F., mọi người bàn tán sôi nổi về sếp mới, trong đó có không ít người đưa ra nhận định theo kiểu “con ông cháu cha” thì làm được gì khi họ biết được thông tin Mai Hà là cháu ruột của Phó tổng giám đốc và tỏ ra hoài nghi về năng lực của Hà. Điều này hoàn toàn trở thành một rào cản lớn trong làm việc.

Trong mỗi người chúng ta có rất nhiều những định kiến khác nhau về các vấn đề của cuộc sống.

TÓM TẮT

Mỗi người chúng ta đều thuộc về một hoặc nhiều nhóm. Đối với nhóm làm việc, đòi hỏi cá nhân phải có những kỹ năng nhất định để hoạt động hiệu quả. Những kỹ năng sẽ được hình thành khi bạn hiểu về những vấn đề cơ bản của nhóm.

Bất kỳ nhóm nào cũng trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Xác định được giai đoạn của nhóm mình để có những cách hành xử, thái độ phù hợp và từ đó xây dựng chiến lược cho sự phát triển về sau cho nhóm của mình. Nhóm là sự kết hợp của nhiều thành viên lại với nhau. Chính vì vậy mà trong nhóm luôn tồn tại sự khác biệt và những điều này làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của nhóm.

Người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong nhóm, cụ thể là phong cách lãnh đạo. Không có một mẫu số chung nào được khuyên nên hay không nên thực hiện đối với vai trò lãnh đạo. Trong các trường hợp khác nhau, người lãnh đạo nên linh hoạt những cách thức lãnh đạo linh hoạt.

Bài 2:

XÂY DỰNG NHÓM HIỆU QUẢ

&&&

Nội dung chính

Phân công công việc trong nhóm

MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Kiến thức

• Hiểu được tầm quan trọng của việc phân công đúng người, đúng việc.

• Nắm được các kiểu khác nhau trong phong cách làm việc của từng cá nhân trong một nhóm.

• Phân tích được yêu cầu của công việc, thể hiện qua bảng mô tả công việc.

• Hiểu được ý nghĩa và cách thức xây dựng chuẩn mực nhóm. - Kỹ năng

• Xác định và đánh giá được chính phong cách làm việc của mình và các thành viên khác trong nhóm.

• Thiết lập những tiêu chí của từng công việc để phân công công việc hiệu quả.

• Theo dõi tình hình của từng vai trò, từ đó điều chỉnh phù hợp đạt được mục tiêu.

• Đưa ra những tiêu chí để xây dựng chuẩn mực nhóm, hướng đến sự phát triển chung của nhóm.

• Lập kế hoạch phát triển chuẩn mực nhóm, xây dựng văn hóa nhóm. - Thái độ

• Tích cực đối với mọi kiểu làm việc của từng cá nhân, bằng cách phát hiện điểm mạnh của các thành viên.

• Hợp tác với sự điều hành của trưởng nhóm và các thành viên khác.

• Đề xuất những ý kiến tích cực trong phân công công việc.

• Nghiêm túc chấp hành những chuẩn mực nhóm đã được thống nhất.

• Ý thức vì mục đích chung của nhóm để xây dựng văn hóa nhóm, mang lại hiệu quả công việc.

• Đóng góp và điều chỉnh cách làm việc nhóm một cách tích cực, tôn trọng mọi người.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm ThS. Trần Thị Thảo (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)