Cách thức viết sơ yếu lý lịch gây ảnh hưởng và thu hút

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 46 - 50)

Bản sơ yếu lý lịch hết sức quan trọng trong quá trình tìm việc của bạn. Theo một cuộc thăm dò của trang CareerBuilder.com, 25% nhà quản lý nhân sự cho biết họ nhận được trung bình 75 hồ sơ cho một vị trí tuyển dụng, và họ chỉ dành 1-2 phút để lướt qua từng bộ hồ sơ. Họ cũng cho biết chỉ quan tâm đến ứng viên có sơ yếu lý lịch thật ấn tượng và thu hút. Sử dụng các kỹ năng sau đây sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn bản sơ yếu lý lịch:

Thứ nhất, hãy nghĩ về mục tiêu của nhà tuyển dụng - Một bản sơ yếu lý lịch

thì không nhiều hơn một quảng cáo. Bạn đang cố gắng "bán" gì? Chính là bạn! Cho nên, khi bạn đang "tân trang" lại sơ yếu lý lịch thì điều đầu tiên bạn nên làm là chắc chắn rằng mỗi bản sơ yếu lý lịch bạn gửi đều phải phù hợp theo vị trí và yêu cầu của công ty bạn dự tuyển.

Thứ hai, hãy chọn kiểu sơ yếu lý lịch phù hợp với bạn. Những sơ yếu lý lịch

theo trình tự thời gian thích hợp với những người có thành tích, kinh nghiệm hoặc bản thân đúng với tiêu chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi. Sơ yếu lý lịch phân tích kỹ năng thì thích hợp với những khả năng mà bạn có, nhiều hơn lịch sử công việc của bạn, phù hợp cho những ai muốn thay đổi công việc mới. Vấn đề chính bạn đặt ra ở đây là những kỹ năng và thế mạnh của bạn.

Thứ ba, hãy tập trung hoàn thành công việc hơn chỉ là những bổn phận công

việc. Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm hiểu những thành tích bạn có thể đóng góp cho công ty của họ nếu tuyển dụng bạn. Vì thế, bạn hãy sử dụng bản sơ yếu lý lịch để chứng minh bạn có thể có lợi như thế nào cho công ty.

Thứ tư, hãy lượng hóa thành tích hay kết quả bạn đã đạt được bằng cách bổ

sung vào lý lịch các con số. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu hơn khi đọc thông tin của bạn và cảm thấy bạn khác biệt so với các ứng viên khác.

Thứ năm, hãy làm CV trở nên cá tính hơn: Nhà tuyển dụng phải đọc hàng

44

một phong cách giống nhau. Vì thế, một điều gì đó khác biệt sẽ gây chú ý hơn tới nhà tuyển dụng. Tất nhiên bạn vẫn luôn phải giữ CV thật chuyên nghiệp, nhưng sẽ luôn có cách để bạn thể hiện sự cá tính trong CV của mình.

Cuối cùng đó là nâng cao chất lượng của bản CV bằng cách sử dụng từ ngữ

dễ đọc, dễ hiểu. Tránh sử dụng thuật ngữ, thành ngữ, từ rút gọn không cần thiết, vì chúng sẽ khiến việc đọc bản CV giống như việc giải mã hay dịch ngoại ngữ. Thông tin của bản CV phải dễ đọc và dễ hiểu. Các thay đổi theo những cách sau đây để giúp CV dễ đọc hơn:

- Chỉnh phông chữ, giãn chữ bằng cách rút gọn câu và tăng lề. Bạn có thể viết 2 trang nếu cần thiết.

- Tổng hợp các vị trí công việc thay vì liệt kê từng công việc cụ thể - Tránh trùng lặp thông tin

- Sử dụng một loại phông chữ và các định dạng chữ (in hoa, in nghiêng, in đậm…) để phân biệt tiêu đề chính và tiêu đề phụ.

- Cố gắng hạn chế những thông tin đọc giống như mô tả về công việc

Susan Briton Whitcomb, tác giả sách "Ma thuật hồ sơ xin việc", đã chỉ ra 10 bí quyết sau:

(1) Tìm hiểu người đọc của mình trước khi bắt đầu viết sơ yếu lí lịch, xem họ đang tìm kiếm những kĩ năng, khả năng gì ở ứng viên? Xu hướng hoạt động hiện nay của công ty? Họ đang đứng trước những cơ hội nào cũng như những vấn đề cần tháo gỡ? Bạn có thể giúp ích cho họ ở những dự án nào?... Tất cả những hiểu biết đó sẽ là tiền đề để bạn viết một sơ yếu lí lịch phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của công ty.

(2) Nhấn mạnh những từ khóa quan trọng trong sơ yếu lí lịch - đó là những từ miêu tả nền tảng kiến thức, kĩ năng bạn có; trường đại học danh tiếng đã theo học, bằng cấp, kinh nghiệm bạn đạt được… Tất cả sẽ khiến nhà tuyển dụng nhớ đến bạn như một ứng viên "chất lượng".

(3) Để biết đâu sẽ là những từ khóa đáng giá, hãy xem các mẩu đăng tuyển việc làm trên mạng hoặc trên báo, đọc kỹ phần mô tả công việc, tìm hiểu trên website riêng của công ty; đọc các tạp chí thương mại hay hoặc tìm hiểu thông tin từ những người trong mạng lưới quan hệ của bạn…

45

(4) Đặt thông tin then chốt ở vị trí trung tâm của trang giấy. Hãy liên kết những từ khóa trong phần mô tả tổng quát, trình độ học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như trong cả thư dự tuyển đính kèm.

(5) Đừng vì mong muốn được nhà tuyển dụng chú ý mà lặp lại những từ khóa không đáng giá. Ví dụ, bạn lặp lại tới 9 lần từ "quản lý dự án" trong suốt hồ sơ của mình trong khi thực tế bạn có ít kinh nghiệm về lĩnh vực này.

(6) Khi viết phần mô tả bản thân, hãy cố gắng viết đoạn văn ngắn gọn, khoảng 5 - 7 dòng, tránh viết dài dòng và những câu dư thừa. Đặc biệt hãy nhấn mạnh tới tính cách, kỹ năng có thể áp dụng ở nhiều lĩnh vực mà bạn có. Và nhớ "tô màu" những thành công của bạn.

(7) Nếu bạn viết một sơ yếu lý lịch cho công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên ngành, hãy khái quát thành 3 - 5 mảng kỹ năng và đặt tiêu đề cho từng mảng đó. Sau đó viết 2, 3 câu cho từng tiêu đề, đi kèm là những thành tựu và kinh nghiệm liên quan. Sắp xếp và trình bày rõ ràng, logic sẽ giúp nhà tuyển dụng tiện theo dõi hơn.

(8) Người mới tốt nghiệp với kinh nghiệm còn hạn chế nên đặt phần trình độ học vấn lên trước và phần kinh nghiệm ở sau. Ngoài ra, hãy nhấn mạnh tới những phẩm chất của bản thân phù hợp với công việc.

(9) Với từng mục, bạn nên trình bày theo kiểu gạch đầu dòng hoặc lập bảng 2 cột để so sánh khả năng, kĩ năng của bạn phù hợp với nhà tuyển dụng ra sao. Trình bày như vậy vừa tiết kiệm khoảng không vừa dễ nhìn hơn là một trang giấy dày đặc chữ.

(10) Hãy suy nghĩ như một người viết bài quảng cáo khi viết sơ yếu lí lịch của mình: ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ thông tin cần thiết và sáng tạo khiến người đọc có mong muốn được gặp bạn trực tiếp.

Cùng với sự phát triền của internet, ứng viên có thể đính kèm cả địa chỉ ở các trang mạng xã hội của mình như facebook, tất nhiên nó phải thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp về bạn và cập nhật thường xuyên thông tin nghề nghiệp. Tránh bao gồm các mạng xã hội lỗi thời hoặc có thông tin mang tính đời sống cá nhân.

46

Hình 2.3 - Florian Mettetel lập trang Facebookhire.me để thu hút những nhà tuyển dụng tiềm năng.

Mạng xã hội video Youtube đã cung cấp thêm một phương tiện điện tử khác để các ứng viên có thể sáng tạo trong quá trình tìm việc. CV bằng video nhanh chóng trở thành một cách thức hiệu quả để thu hút sự chú ý của những nhà tuyển dụng tương lai trong một số lĩnh vực. Cũng như bất cứ hồ sơ xin việc nào, có một số điều mà ứng viên cần quan tâm để có một video CV hoàn hảo, đó là:

- Hãy lựa chọn trang phục chuyên nghiệp (comple) và lựa chọn màu sắc sẽ khiến xuất hiện đẹp nhất trên video. Tránh các màu như màu trắng, các màu nhạt và các sắc thái xanh.

- Tạo một phông nền phù hợp. Bạn sẽ không muốn nhà tuyển dụng bị mất tập trung bởi một bộ sưu tập mũ lưỡi trai hay áo quần của bạn trong video. Tránh tình trạng lộn xộn của phông nền bằng cách quay phim với một màn treo phía sau.

- Cắt móng tay cẩn thận, đặc biệt nếu bạn nói với cử chỉ tay. Chuẩn bị chu đáo thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp cho video.

- Thiết kế một phần giới thiệu ngắn và thú vị. Giống với hồ sơ bằng giấy, bạn luôn muốn thu hút sự chú ý người xem ngay lập tức và sau đó nhanh chóng tạo họ lý do tại sao họ nên tuyển dụng bạn.

47

- Luôn nhớ đưa vào cả những thông tin trong CV thông thường của bạn và trả lời một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Bạn chỉ có từ 2 đến 3 phút, vậy nên hãy cố gắng tập trung vào việc nhấn mạnh và cất giữ những chi tiết cho cuộc phỏng vấn trực tiếp.

- Cung cấp thông tin liên lạc ở phần cuối video cho nhà tuyển dụng để họ có thể biết làm cách nào để liên lạc với bạn.

- Hợp tác với một dịch vụ làm video CV để giúp hồ sơ của bạn có thêm cơ hội trước những nhà tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng tìm việc ThS. Nguyễn Kim Vui (Bậc đại học chương trình Chất lượng cao) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)