kháng sinh TCC và CFX của vật liệu cacbon.
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của vật liệu nung ở các nhiệt độ khác nhau đến khả năng hấp phụ kháng sinh TCC và CFX
Mục tiêu: xác định nhiệt độ nung tối ưu đối với vật liệu cacbon Yếu tố thay đổi: nhiệt độ nung 600, 700, 800, 900 C
Yếu tố cố định: thời gian 240 phút, hàm lượng 0.1 g/L, nồng độ TCC 20 ppm và CFX 20ppm, nhiệt độ 30 C.
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 5. Mô tả thí nghiệm khảo sát vật liệu nung đến khả năng hấp phụ kháng sinh
Vật liệu nung (*) NFOC600, NFOC700, NFOC800, NFOC900
Kháng sinh Tetracycline, Ciprfloxacin
( NFOC600, NFOC700, NFOC800, NFOC900: là tên các vật liệu nung ở các nhiệt độ khác nhau.
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: Chuẩn bị 3 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 10 ml lần lượt với TCC 20 ppm và 20 ppm CFX cho vào mỗi bình.
- Bước 2: Cân chính xác 0,001 g cacbon vào mỗi bình erlen. - Bước 3: Sau đó lắc các erlen trong 240 phút.
- Bước 4: Lọc lấy dung dịch, tiến hành xác định nồng độ của TCC và CFX theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của giá trị pH đến khả năng hấp phụ kháng sinh TCC và CFX
Mục tiêu: xác định giá trị pH tối ưu
Yếu tố thay đổi: giá trị pH2, pH3, pH4, pH6, pH8, pH10
Yếu tố cố định: thời gian 240 phút, hàm lượng 0,1 g/L, nồng độ TCC 20 ppm và CFX 20 ppm, nhiệt độ 30 C
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 6. Mô tả thí nghiệm khảo sát giá trị pH dung dịch của 2 kháng sinh
Kháng sinh Giá trị pH
TCC 2 3 4 6 8 10
CFX - 3 4 6 8 10
Cách tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Chuẩn bị 6 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 10 ml lần lượt với TCC 20 ppm và 20 ppm CFX cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH từ 2÷10 bằng dung dịch HCl 0,1M và NaOH 0,1M.
- Bước 2: Cân chính xác 0,001 g cacbon vào mỗi bình erlen khi đã điều chỉnh pH.
- Bước 4: Lọc lấy dung dịch, sau đó tiến hành xác định nồng độ của TCC và CFX theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của của lượng chất hấp phụ đến khả năng hấp phụ kháng sinh TCC và CFX
Mục tiêu: xác định giá trị hàm lượng cacbon tối ưu
Yếu tố thay đổi: giá trị hàm lượng 0,05, 0,1, 0,15, 0,2 g/L Yếu tố cố định: pH tối ưu, nhiệt độ 30 C.
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 7. Mô tả thí nghiệm khảo sát hàm lượng vật liệu
Kháng sinh Hàm lượng vật liệu (g/L)
TCC 0,05 0,1 0,15 0,2
CFX 0,05 0,1 0,15 0,2
Cách tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Chuẩn bị 4 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 20 ml cho mỗi loại kháng sinh và cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH tối ưu.
- Bước 2: Cân chính xác 0,0005, 0,001, 0,0015, 0,002g cacbon vào mỗi bình erlen khi đã điều chỉnh pH.
- Bước 3: Sau đó lắc các erlen trong 180 phút.
- Bước 4: Lọc lấy dung dịch và tiến hành xác định nồng độ của kháng sinh theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu của kháng sinh TCC và CFX đến khả năng hấp phụ
Mục tiêu: xác định nồng độ tối ưu
Yếu tố thay đổi: nồng độ kháng sinh trong khoảng 10 – 100 ppm đối với TCC và 5–60 ppm đối với CFX được mô tả ở bảng 2.8.
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 8. Mô tả thí nghiệm khảo sát nồng độ đầu của 2 kháng sinh
Kháng sinh Nồng độ
TCC 5 10 15 20 30 60
CFX 5 10 15 20 30 60
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: chuẩn bị 12 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 20 ml TCC và CFX cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH tối ưu.
- Bước 2: cân chính xác khối lượng tối ưu cacbon vào mỗi bình erlen khi đã điều chỉnh pH.
- Bước 3: sau đó lắc các erlen trong 180 phút.
- Bước 4: lọc lấy dung dịch, sau đó tiến hành xác định nồng độ của 2 kháng sinh theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ kháng sinh TCC và CFX
Mục tiêu: Xác định thời gian tốt nhất.
Yếu tố cố định: giá trị pH, hàm lượng cacbon, nồng độ. Yếu tố thay đổi: thời gian được mô tả như trong bảng 2.9 Chỉ tiêu đo: mật độ quang của dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 9. Mô tả thời gian khảo sát của 2 kháng sinh Kháng Thời gian (phút) sinh TCC 5 10 20 30 60 90 120 180 240 360 480 CFX 5 10 20 30 60 90 120 180 240 360 480 Cách tiến hành thí nghiệm:
➢ Bước 1: chuẩn bị 2 bình erlen 250 ml, dùng pipet hút 10 ml TCC và CFX cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH tối ưu.
➢ Bước 2: cân chính xác khối lượng tối ưu vào mỗi bình erlen khi đã điều chỉnh pH.
➢ Bước 3: sau đó lắc các erlen trong thời gian đã mô tả ở bảng 2.9
➢ Bước 4: lọc lấy dung dịch và tiến hành xác định nồng độ của 2 kháng sinh theo phương pháp UV–Vis.