3.1.2.1. Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc)
Nhân tố mục tiêu chính là nhân tố trọng tâm của đề tài nghiên cứu.
Ví dụ 2. Một đề tài nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì nhân tố trọng tâm có thể là lượng vốn, số dự án, loại dự án FDI được thu hút.
Trong nghiên cứu định tính, nhân tố trọng tâm thường được nghiên cứu, mô tả và phân tích dưới dạng:
- Các hình thái khác nhau của nhân tố - Các cấu phần khác nhau của nhân tố - Sự thay đổi của nhân tố qua thời gian
phụ thuộc (đôi khi là biến trung gian) trong mô hình.
3.1.2.2. Nhân tố tác động (biến độc lập) và các nhân tố khác
Các nhân tố có quan hệ tương quan trực tiếp với nhân tố mục tiêu gọi là nhân tố tác động. Trong mô hình kinh tế lượng, nhân tố tác động thường được gọi là biến độc lập. Ngoài ra, một khung lý thuyết (mô hình) còn có thể có các nhân tố khác, như nhân tố điều kiện, nhân tố trung gian, v.v…
3.1.2.3. Mối quan hệ giữa các nhân tố
- Mối quan hệ tương quan: Đây là mối quan hệ giữa cặp hai nhân tố. Mối quan hệ này có thể là đồng biến hoặc là nghịch biến.
- Mối quan hệ nhân quả: Đây là trường hợp đặc biệt trong quan hệ tương quan. Sự thay đổi của A tác động hoặc gây nên sự thay đổi của B.
- Mối quan hệ điều kiện: Đây là mối quan hệ “tay ba”, trong đó quan hệ giữa hai nhân tố phụ thuộc vào nhân tố thứ ba. Sự thay đổi của A chỉ dẫn tới sự thay đổi của B nếu có C.
- Mối quan hệ trung gian: Đây là mối quan hệ “tay ba”, nhưng nhân tố thứ ba lại là trung gian cho hai nhân tố ban đầu.