nhiên)
Các nhà nghiên cứu cũng có thể đánh giá tác động của biến động chính trị, biến động của thị trường hay tự nhiên tới hành vi của doanh nghiệp, người dân,…Chỉ có điều khác là biến động này không có tính “chủ động” như chính sách dự án. Vì vậy thường khó
có những khảo sát cơ sở theo đúng mục tiêu và các nhà nghiên cứu phải sáng tạo trong việc sử dụng các dữ liệu sẵn có trước biến động để làm cơ sở so sánh.
5.5. Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1. Phương pháp thử nghiệm là gì? Vì sao nói đây là phương pháp tốt nhất để kiểm chứng mối quan hệ nhân quả?
Câu hỏi 2. Các yêu cầu chính của phương pháp thử nghiệm là gì?
Câu hỏi 3. Trình bày một phương pháp thử nghiệm mà bạn biết? Nếu điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp này?
Câu hỏi 4. Lĩnh vực nào thì ta nên dùng phương pháp thử nghiệm? Tại sao?
Câu hỏi 5. Hãy tìm một ví dụ sử dụng phương pháp thử nghiệm không đầy đủ trong lĩnh vực mà bạn quan tậm. Mô tả thiết kế nghiên cứu này?
Câu hỏi 6. Nghiên cứu thử nghiệm không đầy đủ là gì? So sánh phương pháp này với nghiên cứu thử nghiệm?
Thuật ngữ chính chương 5 Tiếng Anh Affect Baseline survey Control Control variables Dependent variable Difference in differences Designing Experiment Exotic variable Field test Group test History Independent variable Intervening variable Intervening factor Method Measure Random Random group Research subjects Quasi – experiment Similarities group Simulation Tiếng Việt Có ảnh hưởng
Khảo sát cơ sở theo đúng mục tiêu Kiểm soát
Biến số kiểm soát Biến phụ thuộc
Khác biệt trong sự khác biệt Thiết kế
Thử nghiệm Biến ngoại lai
Thử nghiệm trên thực địa Nhóm thử nghiệm
Lịch sử
Biến số độc lập Biến số can thiệp Yếu tố can thiệp Phương pháp Thước đo Ngẫu nhiên Nhóm ngẫu nhiên Đối tượng nghiên cứu
Tựa thử nghiệm (cận thử nghiệm) Nhóm tương đồng
Chương 6
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ
6.1. Giới thiệu khái niệm6.1.1. Khái niệm 6.1.1. Khái niệm
Thiết kế nghiên cứu là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về kết quả nghiên cứu với các chuẩn mực về độ chặt chẽ và tính phổ quát, cùng quy trình và nguồn lực tương ứng nhằm đạt các chuẩn mực đó. Thiết kế nghiên cứu phải gắn chặt với câu hỏi nghiên cứu và khung lý thuyết. Thiết kế nghiên cứu là trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của dự án nghiên cứu: xác định mẫu, thước đo, quy trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu có thể dưới dạng đơn lẻ hoặc kết hợp. Thiết kế nghiên cứu đơn lẻ là việc sử dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể (ví dụ: khảo sát hoặc thực nghiệm). Thiết kế kết hợp là việc sử dụng nhiều hơn một phương pháp.