- Việc kinh doanh ở Ukraina các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò rất quan
4.3.2. Những khó khăn và những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những mặt thuận lợi kể trên vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và thử thách mà công ty cần phải vượt qua để có thể đứng vững được trên thị trường xuất khẩu đầy rủi ro và cạnh tranh quyết liệt. Nếu xét về khía cạnh cạnh tranh với
các công ty trong nước thì công ty Panga Mekong sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn từ các công ty lớn và có kinh nghiệm xuất khẩu như: Cafatex, Agfish, Nam Việt,… Là một công ty tư nhân nên nguồn vốn của công ty không nhiều, chủ yếu là vốn tự có và vốn đi vay của ngân các ngân hàng nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn để tăng cường sản xuất. Tuy thời gian qua Chính phủ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay bằng các gói kích cầu nhưng số vốn đó khi tới tay các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ không nhiều.
Là một công ty mới thành lập nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm quản lý và xuất khẩu, uy tín của công ty cũng chưa cao nên công ty chưa có được những đối tác lớn và giá bán sản phẩm của công ty cũng chưa cao.
Cá nguyên liệu nhiễm kháng sinh, hoá chất chiếm tỷ lệ cao khoảng 50% trong tổng lượng cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Công ty phải thường xuyên kiểm tra giám sát trong quá trình thu mua cá nguyên liệu.
Trên thế giới hiện nay hầu như chưa có loại cá nào có thể thực sự cạnh tranh được với cá da trơn Việt Nam, tuy nhiên trong thời gian tới thì có thể cá da trơn của Việt Nam sẽ gặp trở ngại với các loại cá da trơn của các nước trong khu vực sông Mekong như: Trung Quốc, Thái Lan. Thêm vào đó, cá da trơn của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn ít nhiều với các loại cá khác có thể thay thế cho nhu cầu tiêu dùng như cá rô phi, cá hồi và các loại cá tuyết.
Khủng hoảng kinh tế làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng do đó cũng sẽ làm giảm sản lượng nhập khẩu cá da trơn của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh giảm sản lượng nhập khẩu một số công ty còn trì hoãn việc thanh toán tiền gây nhiều khó khăn cho công ty.
Tuy đã trở thành thành viên chính thức của WTO nhưng tổ chức này cũng chưa hoàn toàn công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường nên hàng hóa của Việt Nam nói chung và thủy sản của Panga Mekong nói riêng vẫn gặp phải một số khó khăn hơn so với các nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn.
Hiện tại tính liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chưa cao. Các doanh nghiệp còn kinh doanh theo kiểu “mạnh ai nấy làm” nên hiệu quả cạnh tranh chưa cao. Do thiếu tính liên kết nên các doanh nghiệp
Việt Nam đôi khi lại tạo ra mức cung nhiều hơn cầu, rồi sau đó tiến hành cạnh tranh, hạ giá bán gây khó cho nhau, đặc biệt là gây khó khăn cho các công ty và doanh nghiệp có nguồn lực tài chính yếu hơn như Panga Mekong.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ ỞCÔNG TY TNHH THỦY SẢN PANGA MEKONG