Thị trường EU

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 25 - 28)

EU với khoảng 500 triệu người tiêu dùng là thị trường tiêu dùng thủy hải sản lớn nhất thế giới. Trong đó Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Anh là những quốc gia tiêu thụ thủy hải sản nhiều nhất. Đây là một thị trường lớn và hiện tại công ty đã xuất khẩu sang 7 trong tổng số 25 quốc gia trong khu vực này: Ba Lan, Bồ Đào

Nha, Latvia, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch. Mức tiêu dùng thủy sản chung của khu vực nay vào khoảng 21kg/người/năm cao hơn nhiều so với mức 16.3kg của thế giới. Đây là một thị trường thật sự rộng lớn và vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác đặc biệt là Pháp và Tây Ban Nha.

Bảng 4: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY VÀO MỘT SỐ NƯỚC EU NĂM 2007 - 2008

Năm 2007 Năm 2008

STT Thị trường Sản lượng Kim ngạch Sản lượng Kim ngạch

(Kg) (USD) (Kg) (USD) 1 Ba Lan 46,000.00 117,300.00 484,650.00 1,125,815.00 2 Bồ Đào Nha - - 86,320.00 240,990.00 3 Latvia - - 87,498.00 176,678.04 4 Hà Lan - - 63,000.00 160,650.00 5 Pháp - - 22,300.00 39,599.00 6 Đan Mạch - - 22,000.00 55,650.00

7 Tây Ban Nha 22,680.00 56,700.00 - -

Tổng 68,680.00 174,000.00 765,768.00 1,799,382.04

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Panga Mekong)

Nhận xét: từ bảng 4 ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty vào 7 nước trong khối EU có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng quốc gia nhập khẩu, về sản lượng tiêu thụ và về kim ngạch xuất khẩu. Mức tiêu thụ của công ty tại thị trường này chưa cao nhưng khá đồng đều, ngoại trừ Ba Lan có khối lượng tiêu thụ khá lớn chiếm 63.29%. So với năm 2007 thì năm 2008 sản lượng của công ty tăng 697,088 kg (tức tăng 1,015%) và kim ngạch tăng 1,625,382.04 USD (tức tăng 934%). Thực tế, năm 2008 công ty đã không còn xuất khẩu qua Tây Ban Nha nữa nên có thể nói sản lượng xuất khẩu năm 2008 so với năm 2007 tăng 719,768 kg (tức tăng 1,564.71%) và kim ngạch tăng 1,682,082.04 USD (tức tăng 1,434%). Nguyên nhân làm tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty là do:

 Nguyên nhân dẫn đến mức tăng ở trên là do thị trường của công ty có sự mở rộng ra các quốc gia khác trong khối EU. Năm 2007 công ty chỉ có được 2 thị trường đó là Ba Lan, Tây Ban Nha thì đến năm 2008 thị trường của công ty đã được mở rộng ra thêm các nước như : Bồ Đào Nha, Latvia, Hà Lan, Pháp, Đan Mạch. Sản lượng tăng thêm do mở rộng thêm 5 thị trường là 281,118 Kg (chiếm 39.06% trong tổng số 719,768 kg sản lượng tăng thêm). Tương ứng với kim ngạch tăng thêm là 673,567.04 USD (chiếm 40.04% trong tổng số 1,682,082.04 USD tăng thêm)

 Tuy mở rộng thị trường có làm cho sản lượng và kim ngạch của công ty có tăng thêm nhưng phần tăng thêm nhiều hơn lại chính là sản phẩm của công ty rất được ưa chuộng tại thị trường Ba Lan. Mức tiêu dùng thủy sản của công ty ở thị trường Ba Lan năm 2008 so với năm 2007 tăng thêm 438,650 kg về sản lượng (chiếm 60.94% trong tổng số 719,768 kg sản lượng tăng thêm) và về giá trị là 1,008,515 USD (chiếm 59.96% trong tổng số 1,682,082.04 USD tăng thêm).

Khó khăn khi thâm nhập vào thị trường này đó là những rào cản thương mại và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu biết “khai thác” điểm khó khăn này thì nó sẽ trở thành một lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng, bởi vì một khi hàng hóa của công ty đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của EU thì sản phẩm đó cũng sẽ dễ dàng thâm nhập những thị trường khác dễ tính hơn: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông. Một thuận lợi nữa là EU 27 bao gồm 27 quốc gia khác nhau, do đó khi hàng hóa nào đã được khối này chấp nhận cho nhập thì hàng hóa đó cũng sẽ dễ dàng được lưu thông trong các quốc gia còn lại của khối.

EU là thị trường tiêu dùng lớn nhất và cũng là thị trường khó tính nhất trên thế giới, hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm mà các công ty muốn xuất khẩu vào thị trường này phải cam kết thực hiện. Hiện tại việc sản xuất cá tra, cá basa theo tiêu chuẩn HACCP và một số tiêu chuẩn quan trọng khác, đã và đang giúp sản phẩm của công ty có mặt và ngày càng mở rộng tại thị trường EU. Tuy nhiên, để có thể tăng khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh khai thác thị trường này thì công ty cần chú trọng sản xuất theo tiêu chuẩn thân thiện với môi trường (tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004), đây cũng là

nhược điểm của công ty Panga Mekong nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung. EU là một thị trường tiêu thụ rộng lớn của thế giới, tuy là một khối thống nhất về các tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng mỗi khu vực, mỗi quốc gia trong EU đều có những đặc trưng riêng về văn hóa cũng như về sở thích tiêu dùng. Vì vậy, có thể nói nhu cầu của thị trường này đối với hàng thủy sản nói riêng là rất đa dạng. Hiện tại tính đa dạng hóa sản phẩm của công ty chưa cao, nhất là các sản phẩm giá trị gia tăng còn hạn chế nên vẫn chưa khai thác và đáp ứng được nhiều nhu cầu của thị trường này.

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 25 - 28)