Những mặt thuận lợi và thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 63 - 64)

- Việc kinh doanh ở Ukraina các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò rất quan

4.3.1. Những mặt thuận lợi và thành tựu đạt được

Panga Mekong là một công ty tư nhân mới thành lập nên một điều kiện thuận lợi dễ thấy đó là hệ thống nhà máy, phân xưởng được trang bị hiện đại nhờ những công nghệ nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Do đó các sản phẩm của công ty đã đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu của EU là HACCP và các chứng chỉ khác xuất khẩu cần thiết khác như: HALAL (giấy thông hành hay tiêu chuẩn để hàng hóa nhập khẩu vào các quốc gia Hồi Giáo), tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium – tiêu chuẩn của Hiệp hội bán lẻ Anh), Iso 9001:2000 (do tổ chức ANAB của Hoa Kỳ cấp).

Trong những năm qua tình hình tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung có nhiều biến động mạnh. Không ít những doanh nghiệp gặp phải khó khăn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như bị kiện vì bán phá giá. Là một công ty ra đời sau nên Panga Mekong có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm của những công ty đi trước. Áp dựng các quy trình quản lý chất lượng ngay từ đầu để hạn chế tối đa những lô hàng không đạt chất lượng nhằm củng cố và xây dựng thương hiệu cho công ty.

Với khả năng tự cung ứng khoảng 50% nguyên liệu cho các nhà máy, cùng với việc xuất khẩu duy nhất 1 loại cá đã giúp cho công ty có điều kiện để tập trung kinh doanh tốt hơn, chuyên môn hóa tốt hơn.

Công ty đã được tập đoàn SGS (tập đoàn chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu của Thụy Sĩ) cấp giấy chứng nhận HACCP. Với việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này đã giúp cho công ty có điều kiện để ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro cũng như khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hưởng mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) tương đối thấp tạo lợi thế về giá để sản phẩm cá tra, cá basa của công ty có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu cá da trơn trên thế giới.

Tuy là doanh nghiệp mới xuất khẩu nhưng sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết những thị trường mới và tiềm năng của thủy sản Việt Nam: EU, Trung Đông, Nam Mỹ, Ukaraina, Ai Cập…Đây là những điều kiện ban đầu rất thuận lợi để công ty có thể xâm nhập sâu và khai thác triệt để hơn ở những thị trường này.

Được sự quan tâm của nhà nước và các chức năng địa phương đặt biệt là các nhà nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu (VASEP). VASEP thường cung cấp các thông tin về thị trường, định hướng cho người nuôi và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ quảng bá sản phẩm.

Sự phát triển của ngành xuất khẩu cá tra, cá basa đã được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Nhằm đưa ngành sản xuất cá da trơn phát triển thành ngành chủ lực của đất nước nói chung và thủy sản nói riêng, trong tháng 3/2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các bộ ngành có liên quan đã thông qua đề án Chính phủ về sản xuất, tiêu thụ cá da trơn theo hướng hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó việc chính phủ đưa ra những gói kích cầu trong thời gian qua cũng phần nào giải quyết được những khó khăn về vốn cho công ty, đặc biệt là sự thiếu vốn của các công ty tư nhân.

Hiện nay cá tra và cá basa của Việt Nam hầu như vẫn đang chiếm lĩnh thị trường, chưa có quốc gia nào đủ mạnh để có thể gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh về loại mặt hàng này. Thị trường tiêu dùng thế giới vẫn đang rất ưa chuộng với mặt hàng cá da trơn thịt trắng của Việt Nam.

Việt Nam đã chính thức được gia nhập WTO là một điều kiện thuận lợi cho cá da trơn của công ty có thể dễ dàng hơn trong việc xâm nhập và mở rộng thị trường.

Sử dụng Internet nối mạng toàn cầu cũng là một thuận lợi để công ty dễ dàng tìm hiểu thông tin về khách hàng và dễ dàng mua bán hàng hóa với các đối tác, đặc biệt là những quốc gia ở xa như: khu vực Châu Mỹ, Ai Cập,…

Một phần của tài liệu file_goc_780600 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w