7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Khả năng tài chính
“Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy
động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lơn. Tuy nhiên khả năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở quy mụ vốn kinh doanh. Có những doanh nghiệp quy mô vốn lớn nhưng không mạnh đó là do cơ cấu tài sản nguồn vốn chưa hợp lý. Ngược lại có những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng vẫn được đánh giá là mạnh vì doanh nghiệp duy trì tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa cú sức cạnh tranh tốt phục vụ thị trường mục tiêu. Vì vậy vấn đề không nằm ở chỗ quy mô vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu mà là doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả như thế nào để phục vụ tốt nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực sản xuất kinh doanh
Khả năng tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, giá thành rẻ và quy mô sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy mới tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.
Yếu tố công nghệ ngày càng có ảnh hưởng lớn tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ trên thế giới hiện đang trải qua quá trình phát triển nhanh chóng. Việc lựa chọn công nghệ nào cho doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và trong tương lai nó phải được phát huy hiệu quả nhằm giúp cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ.”
Nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng, từ xưa đến nay con người luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ của nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng cao. Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao sẽ có lợi thế bán được số lượng nhiều hơn, với giá cả cao hơn, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nhờ uy tín và danh
tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, nâng cao vị thế của mình trên thị trường hơn.
Tổ chức quản lý doanh nghiệp
“Trình độ tổ chức quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt doanh nghiệp thì mới làm tốt mọi việc. Nếu các yếu tố khác tốt mà tổ chức quản lý không tốt thì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn không đạt hiệu quả. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở phương pháp quản lý và tính hiệu quả của phương pháp đó, hệ thống tổ chức, văn hóa doanh nghiệp...Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, hiệu quả cao. Ngược lại, một cơ cấu tổ chức chồng chéo, quyền lực không được phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém.
Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thì Ban lãnh đạo, phẩm chất và tài năng của họ có vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào, với quy mô nào, kết quả và hiệu quả hoạt động đều phụ thuộc vào đức và tài của đội ngũ lãnh đạo cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân và việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận đó.
Cơ cấu tổ chức không phải là bộ khung cứng nhắc, nó cũng phải thay đổi tùy thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ứng với từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một phương pháp quản lý hiện đại, hệ thống tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt dễ thích ứng khi môi trường kinh doanh thay đổi cộng với văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp củng cố vững chắc vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.”
Chính sách, chiến lược của doanh nghiệp
“Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến việc tạo dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Một mặt chiến lược được xây dựng dựa trên các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy yếu tố sở trường của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh với đối thủ. Mặt khác, thông qua chiến lược doanh nghiệp có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, và do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Chính sách và chiến lược vạch phương hướng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, vượt qua khó khăn thử thách để đi tới thành công. Chính sách và chiến lược gồm nhiều loại: chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm mới, chính sách thị trường, chính sách khách hàng...Vạch ra được chính sách và chiến lược đúng là điều cơ bản để doanh nghiệp đạt thắng lợi trong cạnh tranh.”
Nói tóm lại, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Đặc biệt là ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế thế giới của nước ta thì cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế lại diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp biết cách đầu tư, xây dựng và phát triển nó trong bối cảnh cụ thể của thị trường và cạnh tranh. Hơn nữa, muốn có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, lãnh đạo, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, tạo dựng được môi trường bên trong và bên ngoài tốt để làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của mình. Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế – xã hội, nó tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của nó. Doanh nghiệp cần thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạo dựng năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn.