7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Bài học rút ra cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA
TopA
Qua việc thực hiện chiến lược quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh tế có thể đưa ra những bài học dưới đây:
Một là, doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong công tác đào tạo đội
ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ sư từ lúc họ còn đang là sinh viên tại các trường đại học, trường dạy nghề. Họ chính là nguồn nhân lực giỏi trong quản lý doanh nghiệp và lao động có trình độ cao trong doanh nghiệp tạo nên năng lực cạnh tranh thực sự đối với doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Hai là, doanh nghiệp phải biết lợi dụng lợi thế cạnh tranh quốc gia về
uy tín, đầu tư, thị trường để kiếm tìm lợi thế của doanh nghiệp, tạo nguồn lực hy động vốn, nguồn lực lao động.
Ba là, doanh nghiệp cần có chiến lược tạo ra sản phẩm nội địa có chất
lượng tương đương hoặc cao hơn sản phẩm nhập ngoại, rẻ hơn sản phẩm nhập ngoại, cung cấp những thông tin đúng đắn về sản phẩm tới người tiêu dùng để họ tự do lựa chọn, so sánh giữa các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập ngoại. Chính điều này mới tạo nên thị trường trong nước vững chắc, hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của đề tài đã đưa ra được những lý luận cơ bản về năng lực, cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời cũng đã phân tích và đưa ra những lập luận, tổng hợp của cá nhân tác giả. Từ những lý luận chung đó làm cơ sở để tác giả chỉ ra, phân tích những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp và nhân tố bên trong doanh nghiệp; đồng thời từ thực tiễn đề tài đã đưa ra được kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như sách lược, chính sách của Chính phủ Trung Quốc nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế quốc gia, cũng như rút ra được bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA. Ở chương 1 đề tài đã nêu lên được nội dung trọng tâm nhất đó là nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm những nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, đây là cơ sở để phân tích trong chương 2 về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TopA.
Chương 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH