Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 93 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Hoàn thiện quản lý chất lượng sản phẩm

Một đặc trưng cơ bản dễ nhận biết nhất và cũng là một ưu điểm lớn nhất của cơ chế thị trường đó chính là tính cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh hoàn hảo.

Trong thời đại ngày nay, kinh tế thị trường hiện đại đang len lỏi vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống sản xuất xã hội. Với đất nước ta, đặc biệt là từ sau chính sách đổi mới và mở cửa hợp tác của đại hội VI (1986). Kinh tế thị trường với đặc trưng cơ bản là sự cạnh tranh đang ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc Công Nghiệp Hoá và Hiện Đại Hoá đất nước đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

“Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và một cơ chế thị trường mang tính chất quốc tế cao luôn mở ra các cơ hội và đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp. Để chiến thắng trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải luôn tạo ra cho mình một

khả năng cạnh tranh đối với mỗi sản phẩm hàng hoá. khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bao gồm các yếu tố: Mức chất lượng, giá cả, điều kiện cung cấp, hình thức thanh toán, phương thức vận chuyển và giao nhận môi trường canh tranh, vị thế so sánh vv. . Trong đó hai yếu tố mức chất lượng và giá cả là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Hai yếu tố này luôn gắn liền với các thuộc tính vốn có của bản thân mỗi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh đối với mỗi loại sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể sử dụng một loạt các biện pháp tác động đồng thời vào các yếu tố trên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hai yếu tố mức chất lượng và giá cả vẫn được ưu tiên hàng đầu và coi như là một nền tảng quyết định tới toàn bộ quá trình

Ngày nay, trước tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật sự thay đổi nhanh trong nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Cạnh tranh về giá trên thị trường đang có xu hướng chuyển dần sang cạnh tranh phi giá đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng. Vai trò quyết định của chất lượng còn được thể hiện ở tác động to lớn của nó tới khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những số liệu thống kê cho thấy rằng những công ty có vị thế cao hơn về chất lượng có thể thiết lập một mức giá bán cao hơn đến 8% so với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác mà họ vẫn bán chạy hàng hơn. Ngoài ra, mức thu hồi vốn đầu tư giữa hai loại công ty này cùng có một mức chênh lệch khá lớn đó là 20% và30%. như vậy, vấn đề chất lượng ngày nay không chỉ còn là một vấn đề kỹ thuật thuần tuý nữa mà đã chở thành một vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu trong sản xuất – kinh doanh của các DN, tổ chức. Nó là yếu tố quyết định và cơ bản làm nên sức cạnh tranh của các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà DN hay tổ chức đang tham gia cung ứng, trên thị trường.”

Vai trò của chất lượng sản phẩm trong tiến trình gia nhập AFTA

Khi nền kinh tế nước ta thực sự tham gia vào AFTA cùng với các nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam và cả nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước một thách thức lớn lao đó chính là vấn đề chất lượng sản phẩm và

vấn đề cạnh tranh, sức cạnh tranh của các loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ do ta sản xuất và cung cấp. So với các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cả nền kinh tế nước ta còn bị hạn chế bởi trình độ phát triển, trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật và khả năng về vốn cũng như trình độ quản lý …Và do vậy chất lượng sản phẩm của các Doanh nghiệp nước ta cũng như khả năng cạnh tranh còn yếu so với các đối thủ trong khu vực. Trong một thị trường chung rộng lớn được quốc tế hoá cao. Vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên vô cùng quan trọng bởi tính chất cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh quốc tế đang có nhiều thay đổi và các thay đổi này lại đang hướng theo chiều hướng cạnh tranh bằng chất lượng. Theo hướng ấy, để có thể tồn tại và phát triển không những trên thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng các nỗ lực của mình vào các vấn đề cải tiến và nâng cao chất lượng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. không chỉ khách hàng trong nước mà còn có cả khách hàng trong khu vực và quốc tế.

Tiểu kết chương 3

Từ việc đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối TOPA. Trong chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, như:

Một là: Quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp.

Hai là: Hoàn thiện công tác tổ chức và lãnh đạo hoạt động trang thông

tin điện tử Nhà trường.

Ba là: Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường mục tiêu, nâng cao chất

lượng chăm sóc khách hàng và khách hàng mục tiêu.

Các giải pháp được tác giả đưa ra là căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua cùng những quan điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Nhìn chung các giải pháp này đều có tính khả thi đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối TOPA.

KẾT LUẬN

Thông qua những phân tích của tác giả về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A, có thể thấy, năng lực cạnh tranh vừa là một điều kiện quan trọng quyết định tới sự tồn vong của bất kì doanh nghiệp nào lại vừa là mục tiêu mà các doanh nghiệp phải hướng đến. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp phân phối nhỏ như Công ty thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là vô cùng cần thiết để có thể tồn tại trên thị trường hiện nay.

Ở đề tài, tác giả đã khái quát cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung. Tại đây, tác giả đã đưa ra các khái niệm có liên quan đến đề tài và đã có sự giới thiệu, thống kê các khái niệm cơ bản từ đó rút ra các khái niệm quan trọng theo nhận định cá nhân của mình. Thêm vào đó là chỉ ra nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Tác giả sử dụng số liệu trong 3 năm từ năm 2017 đến 2019 để phân tích và nghiên cứu thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Trách nhiệm hữu hạn Phân phối Top A thông qua phân tích các nội dung của nâng cao năng lực cạnh tranh, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh tài chính của doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh về thị phần để từ đó có những đánh giá chung về ưu điểm đạt được trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cũng như những hạn chế còn tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế này để làm căn cứ đề xuất các giải pháp và khuyến nghị cho chương 3. Hệ thống giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ở chương 3 được căn cứ dựa vào mục tiêu cũng như phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty và những đánh giá có được ở chương 2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mà tác giả đề xuất bao gồm việc Công ty cần quản lý và sử

dụng hiệu quả nguồn vốn và tài sản của mình; hoàn thiện các quy chế, quy định làm việc, thi đua khen thưởng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nghiên cứu thị trường mục tiêu và nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm mà Công ty cung ứng.

Như vậy, với những phân tích của tác giả trong khuôn khổ luận văn, có thể thấy khái quát về nâng cao năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp nói chung cũng như gắn vào một doanh nghiệp cụ thể. Những phân tích này càng cho thấy tầm quan trọng của hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, nó không là điều kiện giúp doanh nghiệp tồn tại trên thị trường, mà nó còn chính là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp để đưa doanh nghiệp của mình phát triển bền vững. Ngoài ra, những phân tích này có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài có liên quan tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp phân phối quy mô vừa và nhỏ nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Ngọc Hoàng Ánh (2018), “Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, Luận án tiến

sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

2. Adam Smith (2015), Của cải các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội

3. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

4. Lê Minh Châu (2000), “Hoàn thiện quản lý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại”, Đề tài cấp Bộ, mã số 99-78-158, Bộ Thương mại, Hà Nội.

5. Trương Đình Chiến (2000), Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Công ty TNHH Phân phối Top A (2017), Báo cáo tình hình kinh doanh

năm 2017, 2018, 2019, Hà Nội.

7. Công ty TNHH Phân phối Top A (2018), Báo cáo hoạt động kinh doanh

2017, 2018, 2019, Hà Nội

8. Lê Vĩnh Danh (2006), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Liên Diệp (2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Lao động – Xã hội, TP Hồ Chí Minh.

10. Lê Đăng Doanh (2003), "Giảm chi phí đầu vào để tăng cạnh tranh", Thời

báo Kinh tế Sài gòn, (6), tr. 21.

11. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael

E. Porter, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.Nguyễn Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ ngành Tài chính - ngân hàng, Đại học Ngân hàng

TP. Hồ Chí Minh.

15. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh (2004), Giáo trình Kinh tế

học chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển quốc gia Việt Nam (2002),

Từ điển bách khoa Việt Nam tập 2, NXb Từ điển bách khoa, Hà Nội

17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển quốc gia Việt Nam (2003),

Từ điển bách khoa Việt Nam tập 3, NXb Từ điển bách khoa, Hà Nội

18. Hội Ngôn ngữ học (1995), Từ điển thương mại Anh- Pháp - Việt, Nxb

19. Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Quản lý giáo dục, Hà Nội

20. Nguyễn Bách Khoa (1999), Chiến lược kinh doanh quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Bách Khoa (2004), "Phương pháp luận xác định năng lực cạnh

tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp", Tạp chí Khoa học

thương mại, (số 4 +5).

22. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Loan (2005), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở Giao dịch

Ngân hàng Công thương Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn

Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

24. Lê Thị Thiên Lý (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

Ngân hàng Công thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

25. Phí Văn Mạnh (2005), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ

thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế,

26. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

27. Đinh Thị Nga (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ kinh

tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28. Nguyễn Thủy Nguyên (2006), WTO Thuận lợi và thách thức cho các

doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, TP Hồ Chí Minh.

29. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Hà Nội. 30. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội.

31. Michael Porter (2016), Chiến lược cạnh tranh, Nxb Trẻ, Hà Nội 32. Michael Porter (2016), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, Hà Nội 33. Hoàng Phê (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

34. Nguyễn Thanh Phong (2010), “Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 12), trang 223-230;

35.Nguyễn Lan Phương (2015), “Đánh giá năng lực người học”, Báo cáo

khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông, Viện Khoa học

Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

36.Phạm Hồng Quang (2007), "Nhân tố chủ yếu kiến tạo năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại khi hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Ngân

hàng.

37.Nguyễn Thị Quy (2008), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương

mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

38. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật các tổ

chức tín dụng sửa đổi, bổ sung, Nxb Chính trị quốc gia.

39. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật cạnh

tranh, Nxb Chính trị quốc gia.

40. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Doanh

41. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện

toàn cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.

42. Nguyễn Trọng Tài (2008), "Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng.

43.Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

44. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Một số yếu tố tạo

thành năng lực động của doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng; Hội thảo

“Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp”, trang 17-33, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

45.Nguyễn Văn Thụy (2015), “Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

46.Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Đại học Quốc gia,

Một phần của tài liệu 17_ NGUYEN THAI LAM TUNG (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w