2 Mối quan hệ quốc tế về lĩnh vực khoa họ c công nghệ
2.1.2 Hợp tác Việ t Nhật từ những côn trình giao thông
Khẳng định trong những năm qua, Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà cung cấp vốn vay ODA lớn nhất cho ngành giao thông vận tải Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, tính từ năm 1994 đến nay, phía Nhật Bản đã tài trợ vốn ODA lên tới hơn 884,5 tỷ yên để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam. “Các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác rất hiệu quả, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tiêu biểu như các dự án: Hầm Hải Vân, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, đường Vành đai 3 Hà Nội, nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Cái Lân, Hải Phòng, Tiên Sa, Cái Mép - Thị Vải”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường dẫn chứng. (Jica, 2021)
Gần đây nhất, theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, ba dự án hạ tầng lớn ở Thủ đô Hà Nội gồm: Cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay quốc tế Nội Bài và nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đều được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước, với tổng mức đầu tư 34.721 tỷ đồng. “Ba công trình trên được khánh thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015 tạo thành đường trục kết nối trung tâm chính trị Ba Đình với Sân bay quốc tế Nội Bài, đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH văn hóa, du lịch của Thủ đô Hà Nội và của quốc gia”, Thứ trưởng Trường nhấn mạnh và không quên nhắc tới dự án thành lập Trung tâm Đào tạo Logistic Tiểu vùng sông Mê Công tại Việt Nam, có tổng giá trị tài trợ là 2,3 triệu USD với nguồn vốn từ Qũy Hội nhập Nhật Bản - ASEAN. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các hạng mục chính đã hoàn thành và đưa vào khai thác, tổng giá trị giải ngân đạt hơn 2,1 triệu USD. (Jica, 2021)
Ngoài ra, hiện Chính phủ Nhật Bản đang cung cấp vốn vay ODA cho Việt Nam triển khai một số dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải quan trọng như: Tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2 (Dự án cầu yếu giai đoạn 2); Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1); Hệ thống thu soát vé tự động các tuyến đường sắt đô thị; Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM; Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Túy Loan theo hình thức BT…
Nói về hiệu quả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam, ông Mori Mutsuya, Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, đặc điểm nổi bật của viện trợ ODA Nhật Bản là luôn liên kết chặt chẽ hai hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông đã góp phần nâng cao thu nhập của người
Nguyễn Tuấn Kiệt - 84012002034 27
dân thông qua tăng trưởng kinh tế và điều này đã minh chứng cho các thành quả ODA Nhật Bản trong hơn 20 năm qua.
Trên thực tế, ngoài những dự án hạ tầng giao thông lớn, JICA còn hỗ trợ vốn ở những dự án hạ tầng mang ý nghĩa dân sinh, trong đó có dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo cầu yếu. Theo ông Phạm Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ban QLDA 6, đây là dự án có ý nghĩa xã hội lớn. “Hàng chục cây cầu mới được đưa vào sử dụng, từng bước xóa sổ những cây cầu cũ đang tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Dự án cũng tạo việc làm cho hàng nghìn lao động”, ông Tuấn Anh nói và chia sẻ, các công trình hoàn thành giúp cải thiện đáng kể mạng lưới đường bộ quốc gia, tăng cường kết nối, trao đổi thông thương hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN, phát triển KT-XH đất nước.
Hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã ký Hiệp định Hàng không dân dụng vào ngày 23/5/1994 và Hiệp định sửa đổi vào năm 2001. Ngoài ra, Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) Nhật Bản cũng đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện vào năm 2010, tạo tiền đề để tăng cường hợp tác giữa hai Bộ trong tất cả các lĩnh vực như: Đường bộ, Đường sắt, Hàng không, Hàng hải.