Ứng dụng công nghệ Nhật Bản vào nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 40 - 41)

2 Mối quan hệ quốc tế về lĩnh vực khoa họ c công nghệ

2.4.3 Ứng dụng công nghệ Nhật Bản vào nông nghiệp hữu cơ

Từ năm 2010, Quảng Ninh chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ "nâu" sang "xanh". Góp sức vào xu thế tăng trưởng xanh, ông Lê Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phẩn Đầu tư và Xây dựng Việt Long (Công ty Việt Long) đã chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp, môi trường.

Ý tưởng về một vùng chuyên canh rau an toàn mang thương hiệu "Việt Long" đã nhen nhóm trong đầu ông Lê Quang Thắng từ những chuyến tham quan, tìm hiểu thị trường tại Đà Lạt và một số địa phương khác. Sau đó, ý tưởng đã được hiện thực hóa thành dự án quy hoạch rau an toàn tại phường Cộng Hoà, Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với diện tích trên 31 ha, tổng kinh phí thực hiện khoảng 40 tỷ đồng.

Cuối năm 2012, Công ty Việt Long trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Quảng Ninh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với mô hình trồng rau an toàn trong môi trường tự nhiên để phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, phong tục tập quán của người dân.

Đến tháng 11/2015, Công ty Greentex Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc thực hiện nông nghiệp thân thiện môi trường với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, Công ty Việt Long là doanh nghiệp được lựa chọn làm đối tác trực tiếp để thực hiện dự án sản xuất rau hữu cơ trong môi trường tự nhiên.

Ông Lê Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Việt Long cho biết, ngay sau biên bản ghi nhớ, Công ty đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần

thiết cho việc triển khai dự án như mời các chuyên gia Nhật Bản về kiểm tra, phân tích toàn diện mẫu đất, tính toán lượng phân bón và vật liệu cải tạo đất, tiến hành trồng thử nghiệm xác minh trên cây trồng.

Năm 2016, Công ty Greentex đã tiến hành thử nghiệm trồng cà rốt bằng các chế phẩm hữu cơ tại khu vực sản xuất rau của Công ty Việt Long. Kết quả thử nghiệm cho thấy, sản phẩm đầu ra đã cải thiện đáng kể từ 20 - 30% về cả năng suất và chất lượng so với loại không sử dụng chế phẩm.

Ông Thắng chia sẻ, từ năm 2016, ông cùng các cộng sự đã có các chuyến bay sang Nhật Bản để trực tiếp làm việc, trao đổi các nội dung liên quan đến dự án. Sau gần 2 năm nghiên cứu, tiến hành thử nghiệm và xác minh, dự án đã cho hiệu quả rất tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 40 - 41)