Đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 48 - 51)

2 Mối quan hệ quốc tế về lĩnh vực khoa họ c công nghệ

3.2 Đổi mới công nghệ

Kết quả khảo sát của VCCI năm 2016 tại 10 ngành, trong đó có 7 ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cho thấy, có đến gần 60% doanh nghiệp đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm.

Các công nghệ của doanh nghiệp chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% công nghệ xuất xứ từ Trung Quốc.

Tỷ lệ các công nghệ có xuất xứ từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, trong đó có trên 18% là công nghệ trước năm 2005.

Đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được vấn đề này nên đã và đang triển khai các hoạt động đổi mới công nghệ. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ. Tuy nhiên, một thực tế là hiện nay thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển để giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm và mua các công nghệ hay bí quyết mà họ cần.

Theo kết quả của cuộc khảo sát đổi mới gần đây tại các công ty thuộc dự án FIRSTNASATI, gần 85% công ty thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra sản phẩm mới, chỉ khoảng 14% làm việc với các đơn vị bên ngoài để thực hiện nghiên cứu và đổi mới sản phẩm.

Đối với đổi mới quy trình, các doanh nghiệp thực hiện chủ yếu bằng cách đầu tư vào công nghệ mới hoặc cập nhật / xử lý công nghệ hiện tại, trong khi hoạt động chuyển giao từ tổ chức KH&CN sang công ty rất thấp (dưới 1%).

Điều này cho thấy sự kết nối giữa các công ty (phía cầu của thị trường KH&CN) và các viện: Trong lĩnh vực này, các nhà khoa học (phía cung) còn rất hạn chế. Mặc dù câu chuyện “kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp” đã được đề cập rất nhiều trong các diễn đàn, hội thảo, nhưng dường như vẫn còn một khoảng cách đáng kể giữa nhu cầu đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và kết quả nghiên cứu khoa học của các doanh nghiệp. . Vì vậy, vấn đề liên kết chuyển giao tri thức và kết quả nghiên cứu giữa các nhà khoa học, viện, trường đại học cho các công ty dường như là một yếu tố quyết định trong việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

Hiện nay các mô hình tổ chức trung gian tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tìm kiếm các phát minh, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại trong mọi lĩnh vực nhằm thúc đẩy chúng phục vụ mục đích phát triển.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nói về thực trạng, môi trường pháp lý cho thị trường khoa học và công nghệ hiện nay tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đầy đủ và đạt yêu cầu như mong muốn. Mong muốn của các bên khi tham gia vào thị trường khoa học và công nghệ, sự kết nối giữa các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các công ty khoa học và công nghệ với nền kinh tế từ sản xuất, kinh doanh và thương mại vẫn sẽ được duy trì.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ CHUNG

Qua đề tài này, vẫn còn nhiều điều phải khám phá, phát triển nói chung và trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ giữa hai quốc gia Việt Nam

Nguyễn Tuấn Kiệt - 84012002034 49

và Nhật Bản, đã có vô số thành tựu và đóng góp của Nhật Bản trong hơn hai thập kỷ qua. Nhật Bản đối với Việt Nam, đất nước đưa Việt Nam đi vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và nhanh chóng bắt kịp xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu. Hy vọng trong tương lai không chỉ gặt hái được những thành công, Việt Nam và Nhật Bản, hai quốc gia sẽ còn tiến xa. Cùng nhau, hai nước sẽ ngày càng tiến gần hơn đến tiến bộ về khoa học công nghệ, đạt được nhiều thành tựu và mở ra một trang mới cho nền khoa học không chỉ của hai nước mà trên toàn thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Giao Thông, Hợp tác Việt - Nhật, 2015. https://mt.gov.vn/tk/tin- tuc/37990/hop-tac-viet---nhat-tu-nhung-cong-trinh-giao-thong.aspx

2. Dự án Hầm vượt sông Sài Gòn, Wikipedia, truy cập ngày 28/11/2021.

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_h%E1%B A%A7m_s%C3%B4ng_S%C3%A0i_G%C3%B2n

3.Tuyến Metro số 1, Wkipedia,truy cập ngày 28/11/2021.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn_s%E1%BB%91_1_(%C4 %90%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA%AFt_%C4%91%C3%B4_th% E1%BB%8B_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3% AD_Minh)

4. Trần Anh Tuấn, 2021, Khái quát chung về hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/thuong-mai-tai chinh.aspx?ItemID=5

5. Nguyễn Khôi, 2015, Phát triển quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Nhật Bản. https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/phat-trien-quan-he- hop-tac-khoa-hoc-va-cong-nghe-viet-nam-nhat-ban-242625/

6.V. Hương, 2020, Khoa học công nghệ - “chìa khóa” bảo vệ môi trường https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-

hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/khoa-hoc- cong-nghe-chia-khoa-bao-ve-moi-truong-569884.html

7. Jica, 2021, Japan Vietnam Partnership To Date and From Now On

https://www.jica.go.jp/vietnam/office/others/pamphlet/ku57pq0000221kma- att/Japan_Vietnam_Partnership_To_Date_and_From_Now_On_vie.pdf

KẾT THÚC

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KHOA HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ VIỆT NAM NHẬT BẢN TỪ 1991 2021 (Trang 48 - 51)